Du Lịch Huế – Đặc khu hành chính Ma Cao thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 澳門特別行政區; tên đầy đủ: 中華人民共和國澳門特別行政區; bính âm: Àomén tèbié xíngzhengqū (Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó Àomén tèbié xíngzhengqū (trợ giúp·chi tiết)); Hán-Việt: Áo Môn đặc biệt hành chính khu; tiếng Bồ Đào Nha: Região Administrativa Especial de Macau da República Popular da China) là một đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Giới thiệu đất nước – con người Ma Cao – Trung Quốc
Du Lịch Huế – Đặc khu hành chính Ma Cao thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 澳門特別行政區; tên đầy đủ: 中華人民共和國澳門特別行政區; bính âm: Àomén tèbié xíngzhengqū (Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó Àomén tèbié xíngzhengqū (trợ giúp·chi tiết)); Hán-Việt: Áo Môn đặc biệt hành chính khu; tiếng Bồ Đào Nha: Região Administrativa Especial de Macau da República Popular da China) là một đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Vị trí địa lý
Ma Cao là một vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích mặt đất tổng cộng chỉ khoảng 21 km² nằm ở vùng duyên hải phía đông – nam Trung Hoa Đại lục, được bao bọc bởi tỉnh Quảng Đông của CHND Trung Hoa và biển nam Trung Hoa ở phía nam. Vùng lãnh thổ Ma Cao có 3 khu vực chính là bán đảo Áo Môn, đảo Taipa và đảo Co-lo-an.
Đường biên giới hành chính trên đất liền của Ma cao nằm trên bán đảo Áo Môn ở phía Bắc, giáp với thành phố Chu Hải của tỉnh Quảng Đông.
Kinh tế
Đặc khu hành chính Macao là một trong số các nước, vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Với GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 17.550 USD khiến cho Macao trở thành nơi có mức sống thuộc hàng cao nhất của Châu Á. Các ngành kinh tế chính của Macao được phân chia theo tỉ trọng như sau: Công nghiệp chiếm 25% GDP, nông nghiệp 0%, dịch vụ 75% GDP (Tương đối).
* Công nghiệp: Dệt là ngành sản xuất và xuất khẩu chính của Macao, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, sản xuất hàng điện tử, đồ chơi và hoa giả cũng góp phần quan trọng vào cán cân kim ngạch xuất – nhập khẩu của Macao. Năm 2005, Macao xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,7 tỷ USD.
* Nông nghiệp: Cũng giống như Singapore, Hongkong – Macao không có ngành nông nghiệp, vì lãnh thổ có diện tích quá nhỏ hẹp và không được bằng phẳng nên các sản phẩm nông nghiệp được nhập chủ yếu từ Trung hoa Đại lục và một số nước trong khu vực.
* Dịch vụ: Có thể nói Macao là một nền kinh tế có tỷ trọng về ngành dịch vụ thuộc hàng cao nhất trên thế giới theo GDP: chiếm 75%. Các ngành dịch vụ chủ yếu của Macao là kinh doanh sòng bạc, du lịch và tài chính.
Năm 2006 Macao đón trên 16 triệu du khách nước ngoài (kể cả du khách đến từ Trung hoa đại lục). Tài chính cũng là thế mạnh kinh tế của vùng lãnh thổ Macao kể từ khi còn thuộc Bồ Đào Nha. Nhưng quan trọng nhất của ngành dịch vụ ở Macao là lợi nhuận từ kinh doanh sòng bài. Năm 2006, lần đầu tiên Macao đã vượt qua thủ đô cờ bạc thế giới là Las Vegas (Hoa Kỳ) để trở thành trung tâm cờ bạc có doanh thu lớn nhất thế giới. Từ đây kéo theo một loạt ngành dịch vụ khác phát triển theo như khách sạn, hàng không, mua sắm
Văn hoá
Macau có nền văn hóa từ sự kết hợp của hai nền văn hóa phương đông và phương tay.
Du lịch
Ma Cao là vùng lãnh thổ có ngành du lịch rất phát triển. Với đặc điểm nổi bật là nơi có nền văn hoá Đông – Tây pha trộn nhau đã làm cho Ma Cao trở thành nơi vừa rất kín và cũng vừa rất mở (sòng bạc và biểu diễn sex). Vì phần lớn dân cư của Ma Cao là người Hoa được người Bồ Đào Nha tiếp quản và truyền bá văn hoá phương Tây từ rất lâu nên mới có sự pha trộn trên. Năm 2006, Ma Cao đón trên 7 trịêu du khách nước ngoài.
Nếu tính luôn cả du khách đến từ Trung Hoa đại lục và Hồng Kông thì con số này là trên 16 triệu người – một con số khổng lồ so với diện tích và dân số của Ma Cao.
Trước hết du lịch Ma Cao phát triển mạnh là do chính quyền quản lý trước đây của Ma Cao (Bồ Đào Nha) đã mở cửa thông thoáng theo phong cách phương Tây và sau này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng dành quy chế đặc biệt để cho Ma Cao phát triển theo. Quần thể các sòng bạc đồ sộ và sang trọng mang dáng dấp phương Tây và Trung Hoa của Ma Cao đã minh chứng cho điều đó. Đây cũng là nơi mà du khách có lý do ghé thăm nhiều nhất.
Bên cạnh khách du lịch với mục đích “đỏ đen” ở các casino, Ma Cao còn hấp dẫn du khách về mặt lịch sử, nghỉ dưỡng và mua sắm. Khu lịch sử Macao bao gồm Quảng trường Senado, tàn tích Nhà thờ Thánh Paul và Pháo đài cổ Bồ Đào Nha được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2005. Tượng Mẹ Nam Hải, cầu Taipa … cũng là những địa điểm du lịch chính của Ma Cao. Hiện tại Ma Cao vừa đưa vào hoạt động khách sạn Venetian Macao lớn nhất châu Á [1].
Hiện tại du khách đến từ Hồng Kông và Trung Hoa đại lục chiếm phần lớn trên tổng số du khách đến Ma Cao hàng năm. Các cửa khẩu của Ma Cao luôn đông nghẹt du khách qua lại, nhất là cửa khẩu đường bộ nối Ma Cao với thành phố Châu Hải. Ma Cao hiện có 3 cửa khẩu quốc tế chính, đó là:
* Cửa khẩu đường biển PORTO EXTERIOR: chủ yếu là khách đi bằng tàu cao tốc từ Hồng Kông và các vùng khác của Trung Hoa đại lục bằng đường thuỷ. Các tàu du lịch từ nước ngoài đến Ma Cao cũng qua cửa khẩu này. * Cửa khẩu đường bộ PARTIDA: giáp với thành phố Châu Hải của tỉnh Quảng Đông. * Sân bay quốc tế Macao – FMF: có nhiều điểm đến trong khu vực và thế giới.
Mặc dù Ma Cao, Trung Hoa đại lục và Hồng Kông đều thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhưng người dân của Hồng Kông và Trung Hoa đại lục khi vào Macao cũng buộc phải làm thủ tục xuất – nhập cảnh bằng hộ chiếu như khách nước ngoài khác.
Nguồn: Wikipedia