Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tam thất
Tên khác: Sâm tam thất; Kim bất hoán; Điền thất nhân sâm.
Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk F.H. Chen).
Đặc điểm tự nhiên
Tam thất là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 40cm. Bề ngoài thân có màu be vàng hoặc màu nâu. Các vân nhỏ đứt nét chạy dọc thân, chỗ thân có ít vân thì hơi có ánh quang. Lá kép hình chân vịt, thường mọc thành vòng, cuống lá dài hoặc có thể dài hơn chiều dài của lá, mỗi lá có từ 3 – 7 lá chét, có răng cưa nhỏ ở mép lá, trên gân chính có một số gân cứng thành gai.
Phiến lá hình mác, diện tích rộng, mọc vòng xung quanh thân. Đầu lá nhọn, góc tù, mép có răng cưa nhỏ đều nhau. Hoa tự hình tán, màu xanh nhạt, mọc thành chùm đầu cành về sau chuyển dần sang màu đỏ, có hình xoắn môi. Quả mọng, hình thận, mọc ở ngọn cây, khi chín có màu đỏ tươi, bên trong có 2 hạt hình cầu. Củ có hình dạng không thống nhất, thường có hình trụ hoặc hình chùy ngược, vỏ ngoài có màu vàng xám nhạt và có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Tam thất phát triển tốt ở những vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ, nhiều bóng râm. Những nơi này Tam thất mới chất lượng nhất. Ở Việt Nam, cây tam thất phân bố chủ yếu ở dãy núi Hoàng Liên Sơn vùng Tây Bắc cao hơn 180km (Ba Xát, Mường Khương) và một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…Đặc biệt Tam thất vùng Hà Giang có chất lượng tốt nhất do địa hình ở đây phần lớn là núi đá. Ngoài ra, một số nước trên thế giới như Trung Quốc cây Tam thất được phân bố tại một vài tỉnh như: Vân Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên,…
Thu hái
Tam thất được thu hái vào cuối hạ, đầu thu, thời điểm thích hợp nhất là trước khi cây hoa nở hoặc sau khi hạt đã chín. Đào lấy rễ củ, loại bỏ đất cát, cắt bỏ thân và rễ nhỏ.
Chế biến
Củ Tam thất:
Đem củ Tam thất rửa sạch sau đó phơi khô một nửa, đem vò xát nhiều lần và phơi khô hoàn toàn.
-
Củ được thu hoạch vào mùa hạ, thu có chất lượng tốt, thân chắc đầy, được gọi là Xuân thất.
-
Củ được thu hoạch vào mùa đông chất lượng kém hơn, củ nhỏ, bề mặt teo, nhăn, được gọi là Đông thất.
-
Rễ nhánh nhỏ được cắt ra gọi là Tiễn khẩu tam thất. Rễ thô cắt ra được gọi là Cân điều. Loại rễ nhỏ nhất được gọi là Nhung căn.
-
Huyết sâm trồng nhân tạo ở đồng ruộng được gọi là Điền thất.
Nụ hoa tam thất:
Đem nụ hoa tam thất rửa sạch, sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Các bộ phận của cây tam thất đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Rễ củ của cây (thường được gọi là củ) được thu hái làm dược liệu. Thường chỉ thu hoạch ở những cây từ 5 năm tuổi trở lên.
Nụ tam thất chưa nở hoa: Nụ Tam thất càng nhỏ, chưa nở bông hàm lượng hoạt chất càng cao.