Giấy quỳ tím là một trong những loại giấy được sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm hóa học để thử, kiểm nghiệm độ pH của các dung dịch. Hiện nay giấy quỳ được bày bán tràn lan tại các cửa hàng, vậy nên mua giấy quỳ tím ở đâu TPHCM và Hà Nội để đảm bảo giá tốt mà vẫn cho kết quả chính xác khi sử dụng chính là câu hỏi đang được rất nhiều bạn học sinh quan tâm.
Tìm hiểu khái quát về giấy quỳ tím
Trước khi trả lời câu hỏi về nơi bán giấy quỳ tím bán ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Gò Vấp,… chúng ta cùng tìm hiểu qua về giấy quỳ tím là gì, tính chất, công dụng cho nó ra sao để hiểu hơn về loại giấy thông mình này nhé!
1. Giấy quỳ tím là gì?
Giấy quỳ tím (giấy quỳ đo ph) là loại giấy được tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa có màu gốc ban đầu là màu tím. Quỳ tím được sử dụng phổ biến để thử, kiểm nghiệm độ pH.
Giấy quỳ tím mua ở đâu để đo độ pH trong các dung dịch hóa học
2. Nguồn gốc ra đời của quỳ tím
– Vào khoảng những năm 1300, quỳ lần đầu tiên được Arnaldus de Villa Nova – một thầy thuốc người Tây Ban Nha sử dụng.
– Từ thế kỷ 16, quỳ được sản xuất từ một số loài địa y như Leuconora tartarea và Rocella tinctoria ở quy mô công nghiệp để xuất khẩu.
– Năm 1704, quỳ được đặt tên là Lakmoes. Tên gọi này được đặt theo cách sản xuất là chiết nhỏ giọt địa y và nghiền vụn như cháo.
– Năm 1640, các nhà khoa học sử dụng loại thuốc nhuộm làm từ hoa tím tía – Heliotropium để làm chất chỉ thị vì nó có khả năng phát hiện môi trường axit (chuyển đỏ) và kiềm (chuyển xanh).
– Sau này, quỳ tím được sản xuất từ địa y do cách thức sản xuất rẻ hơn.
– Nguồn cung cấp quỳ hiện nay phần lớn là từ Roccella montagnei và Dendrographa leucophoea.
THAM KHẢO NGAY SẢN PHẨM QUỲ TÍM BÁN CHẠY TẠI LABVIETCHEM
>>> Giấy quỳ tím Genlab
3. Ứng dụng của giấy quỳ tím
- Phân biệt dung dịch hóa học nhanh chóng
Bạn có thể dễ dàng phân biệt được dung dịch, chất có tính axit hay bazo chỉ với một mẩu quỳ tím nhỏ. Ngoài ra, dựa vào sự thay đổi màu sắc của quỳ, bạn còn có thể nắm rõ được độ mạnh, yếu của dung dịch đó
– Khi tác dụng với môi trường axit, quỳ tím sẽ hóa đỏ.
– Khi tác dụng với môi trường bazơ, quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Sự phân biệt nhanh chóng này giúp các nhà khoa học, nhà thực nghiệm nghiên cứu có thể tiết kiệm tối đa thời gian, hỗ trợ quá trình nghiên cứu khoa học diễn ra nhanh nhất.
- Xác định độ pH trong môi trường sống, kiểm tra sức khỏe
– Các sinh vật trên trái đất đều phải phụ thuộc vào mức độ pH thích hợp để duy trì sự sống. Các tế bào trong cơ thể sinh vật sống đều có một khoảng pH nhất định, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của chúng. Nhờ khả năng xác định độ pH của dung dịch mà chúng ta có thể sử dụng giấy quỳ để xác định nguồn thức ăn và nước đang sử dụng có đảm bảo cho sức khỏe hay không, từ đó lựa chọn những chất tốt nhất cho cơ thể của mình.
– Ngoài ra, giấy quỳ tím còn có thể giúp mẹ bầu trong giai đoạn cuối kiểm tra sự rò rỉ nước ối để theo dõi sức khỏe, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
4. Tính chất của giấy quỳ tím
Thông thường, khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch cần kiểm tra, nếu giấy quỳ giữ nguyên màu tím thì dung dịch đó sẽ trung tính, nếu quỳ tím đổi màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm, còn nếu quỳ tím chuyển sang đỏ thì dung dịch đó mang tính acid. Chính nhờ ứng dụng này mà quỳ tím được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm tại trường học.
Giấy đo ph 1 – 14
Chúng ta chỉ cần nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sẽ xác định được tính acid/ bazơ một cách nhanh chóng, đồng thời xác định được độ mạnh yếu của tính acid/ bazơ dựa vào sự thay đổi đậm nhạt của màu sắc hiển thị trên giấy quỳ. Đặc biệt, những loại giấy quỳ ẩm còn được con người ứng dụng để kiểm tra tính acid hay bazơ của các loại khí độc như H2S, SO3,…
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm nêu trên thì giấy quỳ tím lại không thể cho biết được độ pH chính xác của dung dịch cần đo, thay vào đó chúng ta có thể sử dụng các loại máy đo pH để hiển thị chi tiết độ pH có trong dung dịch, trong nước.
5. Cách sản xuất quỳ tím viết dài hơn, tốt hơn
– Theo phương pháp truyền thống
- Bước 1: Nghiền nhỏ địa y thành bột
- Bước 2: Ngâm bột địa y trong dung dịch soda-ammoniac (soda hoặc kali cacbonat + NH4OH) trong 3 tuần và liên tục khuấy đều hỗn hợp trong thời gian ngâm.
- Bước 3: Sau 3 tuần, màu của hỗn hợp chuyển từ màu đỏ sang màu xanh da trời, cặn lắng sẽ được tách bỏ.
- Bước 4: Sấy khô dung dịch sau đó nghiền thành bột. Sản phẩm thu được chính là hỗn hợp bột của các thuốc nhuộm quỳ và orcein.
- Bước 5: Chiết bột bằng cồn, dung dịch màu đỏ carmin được loại bỏ, phần lắng còn lại chính là quỳ màu xanh lam sẫm
– Theo phương pháp hiện đại
Phương pháp sản xuất quỳ tím và thuốc nhuộm orcein do 2 nhà hóa học người Anh là G.Gordon và Cuthbert Gordon nghĩ ra:
- Bước 1: Tổng hợp địa y nguyên liệu và nghiền thành bột
- Bước 2: Trộn bột với dung dịch vôi tôi cùng kali cacbonat và amoni cacbonat. Chờ lên men trong không khí trong 3 tuần.
- Bước 3: Sau 3 tuần, màu của hỗn hợp sẽ chuyển từ màu tím hoặc nâu sang màu xanh da trời sẫm. Sử dụng sàng để chia tách hỗn hợp. Dung dịch tách ra có chứa tới 90% orcein và tới 8% các chất quỳ khi quỳ khô.
- Bước 4: Thêm hoạt chất quỳ vào bột giấy, sấy khô để tạo thành giấy quỳ như thành phẩm.
6. Các ưu, nhược điểm của giấy quỳ tím so với các chất chỉ thị khác
- Ưu điểm
– Giấy quỳ rất dễ sử dụng, người dùng không cần phải có chuyên môn cao.
– Nhỏ gọn, tiện dụng, cho kết quả kiểm nghiệm nhanh chóng.
– Chi phí thấp, dễ tìm mua và bảo quản.
- Nhược điểm
So với các loại chất chỉ thị khác, kết quả thu được từ giấy quỳ chỉ có độ chính xác tương đối.
Để biết chính xác nồng độ pH, người ta sử dụng các loại máy đo pH hiện đại. Đặc biệt, máy đo pH còn cho biết chính xác độ pH của dung dịch, nhiệt độ, độ dẫn điện của dung dịch cần đo.
7. Các loại giấy quỳ tím thông dụng hiện nay
Ngoài giấy quỳ tím trung tính thì trên thị trường còn xuất hiện thêm hai loại giấy quỳ tím đỏ và giấy quỳ tím xanh, cụ thể:
- Giấy quỳ đỏ
Đây là loại giấy quỳ tím được sử dụng trong các phòng thí nghiệm để xác định được độ pH. Khi nhúng vào hóa chất thí nghiệm, quỳ đỏ sẽ giữ nguyên màu trong điều kiện dung dịch có tính axit và sẽ chuyển màu sang mày xanh trong điều kiện cơ bản.
Khi thử với loại giấy quỳ này thì những chất có màu đỏ thẫm sẽ là một số loại dung dịch như Baking soda, vôi, amonia, các chất tẩy rửa dia dụng, máu người.
Giấy quỳ tím đỏ được sản xuất bằng cách xử lý giấy trơn với một loại thuốc nhuộm màu đã được ngâm bởi một lượng nhỏ axit sulfuric loãng sau đó được sấy khô bằng cách tiếp xúc với không khí.
- Giấy quỳ tím xanh
Ngược lại với giấy quỳ tím đỏ, giấy quỳ xanh sẽ chuyển thành màu đỏ trong điều kiện có tính axit và vẫn giữ nguyên trong điều kiện cơ bản. Giấy quỳ xanh thường được sử dụng để thử axit như axit sulfuric, axit nitric, axit ethanoic, axit xitric và giấm.
MỘT VÀI THÍ NGHIỆM NHỎ VỚI GIẤY QUỲ TÍM
Mua giấy quỳ tím ở đâu Đà Nẵng, TPHCM, Hà Nội, Nha Trang, Gò Vấp,…?
Hiện nay có rất nhiều loại giấy quỳ tím trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, cho kết quả không chính xác, ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Chính vì thế việc lựa chọn địa chỉ mua giấy quỳ tím đảm bảo chất lượng, giá phải chăng là việc rất quan trọng.
Mua que thử độ pH ở đâu?
Công ty CP kỹ thuật LabVIETCHEM là địa chỉ bán giấy quỳ tím uy tín tại Việt Nam. Sản phẩm được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng như Whatman, Genlab, Trung Quốc,… với các loại giấy quỳ trung tính, giấy quỳ đỏ, giấy quỳ xanh cam kết chính hãng, mức giá TỐT nhất trên thị trường. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm cùng với dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp chúng tôi đảm bảo cung cấp sỉ lẻ đáp ứng tất cả các nhu cầu sử dụng trên Toàn Quốc.
Nếu quý vị đang băn khoăn không biết nên mua giấy quỳ tím ở đâu hãy truy cập ngay website labvietchem.com.vn hoặc liên hệ 0826 020 020 để được báo giá TỐT nhất về sản phẩm.
LabVietchem có 3 cơ sở tại địa chỉ:
- Số 219, Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số 158/30 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM
- Số K2-2, Võ Nguyên Giáp, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng. TP Cần Thơ
XEM THÊM:
>>> Bảng giá hóa chất thí nghiệm Merck tại Hà Nội, HCM, Việt Nam
>>> Ống nghiệm thủy tinh mua ở đâu TPHCM, Hà Nội – Giá bao nhiêu?