Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Huyện Nam Giang nằm ở phía tây tỉnh Quảng Nam, là đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Quảng Nam.
Địa giới hành chính huyện Nam Giang:
- Phía bắc giáp huyện Đông Giang
- Phía tây giáp CHDCND Lào với chiều dài đường biên giới khoảng 70 km
- Phía nam giáp huyện Phước Sơn
- Phía đông giáp các huyện Đại Lộc và Nông Sơn.
Huyện có diện tích 1.836 km² và dân số năm 2009 là 22.417 người, trong đó đông nhất là người Cơ tu với 3.215 hộ, kế đến là người Giẻ Triêng với 1.131 hộ, thứ ba là dân tộc Kinh với 1.076 hộ, các dân tộc khác có 108 hộ.
Huyện lỵ của huyện đặt tại xã Cà Dy
Hành chính
Gồm 1 thị trấn Thạnh Mỹ và 11 xã: Cà Dy (huyện lị), Chà Vàl, Chơ Chun, Đắk Pree, Đắk Pring, Đắk Tôi, La Dêê, La Êê, Tà Bhing, Tà Pơơ, Zuôih.
Lịch sử
Sau năm 1975, huyện Giằng có 9 xã: Cà Dy, Chà Vàl, Đắk Pree, Đắk Pring, La Dêê, La Êê, Tà Bhing, Zơ Nông, Zuôih. Huyện lỵ đặt tại xã Zơ Nông.
Ngày 23-9-1981, giải thể xã Zơ Nông để thành lập thị trấn Thạnh Mỹ và sáp nhập hai thôn còn lại của xã Zơ Nông vào xã Cà Dy.
Ngày 16 tháng 8 năm 1999, huyện Giằng được đổi tên thành huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Ngày 10-1-2011, thành lập xã Chơ Chun trên cơ sở điều chỉnh 10.950 ha diện tích tự nhiên và 964 nhân khẩu của xã La Êê; thành lập xã Đắk Tôi trên cơ sở điều chỉnh 6.900 ha diện tích tự nhiên và 813 nhân khẩu của xã La Dêê; thành lập xã Tà Pơơ trên cơ sở điều chỉnh 9.370 ha diện tích tự nhiên và 719 nhân khẩu của xã Tà Bhing và 8.193,91 ha diện tích tự nhiên và 313 nhân khẩu của xã Zuôih.
Hiện tại các cơ quan hành chính của huyện Nam Giang đang được di chuyển về thị trấn Thạnh Mỹ để phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của huyện, dự kiến đến năm 2020 thị trấn Thạnh Mỹ sẽ trở thành huyện lỵ của huyện Nam Giang để thay thế cho địa điểm hiện nay tại xã Cà Dy.
Theo quy hoạch phát triển huyện Nam Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thị trấn Thạnh Mỹ sẽ được công nhận là đô thị loại IV.
Kinh tế – xã hội
Kinh tế
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện:
- Có vàng sa khoáng hiện đang được các cơ quan thẩm quyền cho phép một số đơn vị triển khai thăm dò.
- Trữ lượng đá vôi ở Thạnh Mỹ khá lớn, nhà máy xi măng Thạnh Mỹ đang xây dựng và sắp đưa vào sử dụng.
Do địa hình của huyện có nhiều sông suối, có tiềm năng lớn về thủy điện. Hiện nay, các công trình thủy điện đang được xây dựng và vận hành như: Thủy điện Sông Bung 2, Thuỷ điện Sông Bung 4, Thuỷ điện Sông Bung 5 và Thuỷ điện Sông Bung 6.
Có khu du lịch sinh thái thác Grăng, hiện đang trong quá trình đầu tư xây dựng để khai thác du lịch.
Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp của huyện năm 2012 đạt 190.650,373 triệu đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện năm 2012 đạt 28.614,1 triệu đồng.
Y tế
Hầu hết các xã trong huyện đều đã có Trạm y tế xã (12 trạm), với tổng số 137 cán bộ, trong đó nữ có 86 người. Ngành y có 68 người, ngành dược có bảy người.
Giáo dục
Trên địa bàn huyện có 28 cơ sở giáo dục công lập, trong đó có 2 Trường THPT là THPT Nam Giang và THPT Nguyễn Văn Trỗi
Nam Giang là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên: 1.842,88 Km2, có đường Biên giới chung với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 70 Km.
– Tổng diện tích tự nhiên của huyện chia theo tình hình sử dụng đất : 184.288,66 ha. Trong đó:
1. Diện tích đất nông nghiệp:153.526,4 ha, phân ra:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 5.263,05 ha
+ Đất lâm nghiệp: 184.232,3 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 23,44 ha
2. Đất phi nông nghiệp: 4.261,06 ha
3. Đất chưa sử dụng: 26.354,99 ha
– Huyện có 11 xã và 01 Thị trấn với tổng dân số 24.469 người, gồm các dân tộc anh em, trong đó, được chia theo hộ gia đình:
+ Cơ tu: 3.215 hộ
+ Gié- Triêng: 1.131 hộ
+ Kinh: 1.076 hộ
+ Dân tộc khác: 108 hộ
– Do điều kiện của một huyện miền núi vùng cao nên địa hình của huyện có nhiều núi non hiểm trở, nhiều sông suối chia cắt, giao thông đi lại còn khó khăn.
– Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
– An ninh Quốc phòng của huyện trong những năm qua được giữ vững, tuyến biên giới Việt- Lào được củng cố tăng cường (Hiện có 03 Đồn Biên phòng đóng quân trên vùng Biên giới của huyện đó là các Đồn Biên phòng 653, 657, 661)
– Sự nghiệp Y tế- giáo dục phát triển khá. Hầu hết các xã trong huyện đều đã có Trạm y tế xã (12 trạm), với tổng số 137 cán bộ, trong đó nữ có 86 người. Ngành y có 68 người, dược có 07 người.
Về giáo dục: Có 28 cơ sở công lập, trong đó có 02 Trường THPT: THPT Nam Giang và THPT Nguyễn Văn Trỗi
– Giá trị sản xuất Nông- lâm nghiệp của huyện năm 2012 đạt 190.650,373 triệu đồng
– Giá trị sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp của huyện năm 2012 đạt 28.614,1
– Thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2012 là 439.714,986 triệu đồng. Chi ngân sách năm 2012 là 306.324,59 triệu đồng.
– Tài nguyên khoáng sản:
+ Có vàng sa khoáng hiện đang được các cơ quan thẩm quyền cho một số đơn vị triển khai thăm dò
+ Trữ lượng đá vôi ở Thạnh Mỹ khá lớn, nhà máy xi măng Thạnh Mỹ đang xây dựng và sắp đưa vào sử dụng
+ Do địa hình của huyện có nhiều sông suối, có tiềm năng lớn về thủy điện. Hiện nay, các công trình thủy điện đang được xây dựng và vận hành như: Thủy điện Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Bung 5, Sông Bung 6.
+ Có khu du lịch sinh thái thác Grăng, hiện đang trong quá trình đầu tư xây dựng để khai thác du lịch
– Huyện được Chính phủ cho mở cửa khẩu biên giới với nước bạn Lào. Hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng cửa khẩu đã được hai Quốc gia đầu tư xây dựng.