1. Các tiêu chỉ để lựa chọn nên mở tài khoản chứng khoán công ty nào tốt nhất?
Mở tài khoản tại công ty chứng khoán là yêu cầu bắt buộc với nhà nhà đầu tư khi muốn tham gia thị trường. Một nhà đầu tư cá nhân sẽ được mở nhiều tài khoản tại các công ty chứng khoán khác nhau, nhưng mỗi công ty chứng khoán chỉ được mở duy nhất một tài khoản giao dịch cho nhà đầu tư.
Khi giao dịch trên tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư sẽ phải trả các loại phí, bao gồm phí cho công ty chứng khoán, phí sở và thuế. Đổi lại, họ có thể được bộ phận môi giới hỗ trợ tư vấn đầu tư. Phí và chất lượng tư vấn của môi giới là hai yếu tố trong bảy yếu tố quan trọng nhất để quyết định nơi mở tài khoản chứng khoán. Chúng tôi sẽ chia sẻ 7 tiêu chí để đưa ra quyết định Nên mở tài khoản chứng khoán công ty nào?
a. Phí Giao dịch chứng khoán
Với yếu tố đầu tiên là phí giao dịch, hiện có nhiều loại phí khác nhau nhà đầu tư phải trả, nhưng quan trọng nhất là phí giao dịch và phí vay ký quỹ (lãi suất margin), còn phí sở và thuế thì nhà đầu tư mở tài khoản tài công ty chứng khoán nào cũng như nhau.
Ngày 27/12/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 128 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.Theo quy định này, mức tối đa của giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) là 0,5% giá trị giao dịch và không áp dụng mức sàn.
Về dịch vụ chứng khoán phái sinh, mức tối đa của giá dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai là 15,000 đồng/Hợp đồng tương lai chỉ số và 25,000 đồng/Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ. Một số công ty chứng khoán công bố chính sách giảm phí giao dịch chứng khoán về mức 0,1% như CTCP Chứng khoán VPS (VPS), CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCS).
Do đó hiện nay các công ty chứng khoán đang liên tục hút khách hàng bằng phí giao dịch chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư không để ý rằng phí giao dịch chứng khoán cao, cũng làm nhà đầu tư mất khá nhiều.Vậy với tiêu chí này chỉ có VPS là công ty đạt tiêu chí “nên mở tài khoản chứng khoán công ty nào tốt nhất”.
Hiện nay với phí mức phí dành cho chứng khoán cơ sở tại VPS là 0,1%, mức phí giao dịch chứng khoán phái sinh chỉ từ 500 – 1000 đồng/1 hợp đồng, lãi vay margin của VPS dưới 1 tỷ chỉ 9,8%/1 năm.
Phí giao dịch của một vài công ty chứng khoán khác SSI, thu 0,25% với giao dịch trực tuyến và 0,25 – 0,4% khi giao dịch qua các kênh khác (tùy thuộc theo tổng giá trị giao dịch mỗi ngày) thuộc nhóm công ty thu phí cao nhất Việt Nam. Các công ty khác trong top 5 thị phần như HSC thu 0,15 – 0,2% với giao dịch trực tuyến, 0,15 – 0,35% với các tài khoản do môi giới quản lý.
b. Bộ phận môi giới hỗ trợ tư vấn đầu tư
Nếu phí giao dịch là yếu tố nhà đầu tư cần cân nhắc, thì chất lượng của môi giới tư vấn là vấn đề cần quan tâm ở khía cạnh nhận được hỗ trợ gì khi môi giới đó tư vấn cho mình. Tài khoản chứng khoán thường sẽ do bộ phận môi giới quản lý, nhà đầu tư có thể chọn tự giao dịch hoặc được tư vấn, mức phí khi có tư vấn thường cao hơn. Tuy nhiên, với những người lần đầu đến với thị trường, sự tư vấn này là cần thiết.
Nhà đầu tư là người chịu trách nhiệm cho mỗi lần ấn nút “Mua” hoặc “Bán” cổ phiếu. Nếu có kiến thức về đầu tư và kinh nghiệm thì rất tốt. Nhưng với những nhà đầu tư mới, những người chưa có nhiều kinh nghiệm, thì sự tư vấn của bộ phận môi giới chứng khoán sẽ giúp hạn chế phần nào rủi ro.
Hiện nay trên thị trường thì có công ty chứng khoán VPS duy trì mức phí giao dịch của tài khoản không có môi giới tư vấn và có môi giới tư vấn là như nhau (thường thì các công ty khác sẽ có mức phí cao hơn khi có môi giới tư vấn). Đặc biệt khi nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản chứng khoán VPS điền mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông (khu vực Hà Nội) hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương (khu vực Sài Gòn) sẽ được sử dụng Robot chứng khoán Dstock và phần mềm cổ phiếu Dchart. Đây là hai công cụ hỗ trợ báo điểm mua/bán cổ phiếu.
Không thể khẳng định các công ty phí giao dịch và margin thấp sẽ không có chất lượng tư vấn tốt, hoặc ngược lại, các công ty thu phí cao chưa chắc đã mạnh trong mảng môi giới, đôi khi họ chủ yếu tập chung phát triển khách hàng tổ chức, quỹ đầu tư… Nếu tiêu chí này vẫn chưa đủ để nhà đầu tư quyết định lựa chọn thì có thể tham khảo thêm tiêu chí thị phần môi giới chứng khoán.
c. Thị phần môi giới chứng khoán
Theo cập nhật mới nhất về thị phần môi giới chứng khoán, thì công ty chứng khoán VPS, SSI, HCM, VND, MSB đã chiếm đến 65-70% thị phần môi giới chứng khoán của toàn thị trường.
Không phải tự nhiên mà các công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn, họ phải có chất lượng tốt, hỗ trợ tốt. Công ty nào làm tốt, có uy tín thì mới thu hút được nhiều khách hàng thì mới có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ.
Giống như một sản phẩm tốt, uy tín, giá tốt thì sẽ được rất nhiều người mua, sử dụng. Vậy nếu lựa chọn theo thị phần thì VPS, HSC, SSI, VNDIRECT, MSB là các công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất Việt Nam. Trong đó:
Theo cập nhật mới nhất về thị phần môi giới chứng khoán, tính đến quý 3 năm 2021 thì công ty chứng khoán VPS vẫn tiếp tục dẫn đầu về thị phần môi giới chứng khoán trong đó:
Thị phần môi giới chứng khoán cơ sở:
STT Tên công ty chứng khoán Thị phần 1 Công ty cổ phần chứng khoán VPS 16,50% 2 Công ty cổ phần chứng khoán SSI 11,58% 3 Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT 7,72% 4 Công ty cổ phần chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC) 6,79% 5 Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt 4,90% 6 Công ty cổ phần chứng khoán kỹ thương Việt Nam (TCBS) 4,81% 7 Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) 4,45% 8 Công ty TNHH chứng khoán Mirae Asset Việt Nam 3.94% 9 Công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPTS) 3.38% 10 Công ty cổ phần chứng khoán KIS Việt Nam 2.98%
Theo công bố từ HOSE, tổng giá trị thị phần của top 10 CTCK chiếm 67,05% thị phần, với rất nhiều tên tuổi quen thuộc như VPS, SSI, HSC, VNDS… Thị phần môi giới chứng khoán cơ sở của VPS tăng qua từng quý, điều này chứng tỏ VPS có chất lượng rất tốt và đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư mở tài khoản và giao dịch tại đây.
Thị phần môi giới chứng khoán phái sinh:
STT Tên công ty chứng khoán Thị phần 1 Công ty cổ phần chứng khoán VPS 56,68% 2 Công ty cổ phần chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC) 14,62% 3 Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT 6.58% 4 Công ty cổ phần chứng khoán SSI 5,49% 5 Công ty cổ phần chứng khoán MB 4.13% 6 Công ty TNHH chứng khoán Mirae Asset Việt Nam 3.63% 7 Công ty cổ phần chứng khoán FPT 2.39% 8 Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (VCBS) 1.16% 9 Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) 1.05% 10 Công ty TNHH chứng khoán Yuanta Việt Nam 0.99%
Xem thêm: Mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt nhất
d. Uy tín, thương hiệu công ty chứng khoán
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của uy tín trong ngành chứng khoán là thị phần môi giới như đề cập ở trên. Công ty nào làm tốt, có uy tín thì mới thu hút được nhiều khách hàng. Bạn sẽ yên tâm hơn khi để một khối lượng lớn tài sản của mình tại những công ty chứng khoán có tên tuổi trên thị trường, như các công ty chứng khoán nằm trong Top thị phần (VPS, HSC, SSI, VND).
Chúng ta cũng có thể lựa chọn công ty chứng khoán uy tín dựa trên công ty chứng khoán đó có là công ty con của ngân hàng hay không. Tại sao lại như vậy?:
Ngân hàng họ có khả năng quản trị rủi ro, tín dụng rất tốt, và cũng rất uy tín, họ giống như một nhà bảo lãnh tài sản cho công ty chứng khoán. Sử dụng công ty chứng khoán của ngân hàng chúng ta chuyển tiền qua lại giữa tài khoản chứng khoán và ngân hàng cũng rất nhanh. Ví dụ sử dụng ngân hàng VP Bank chuyển tiền vào VPS miễn phí, sử dụng BIDV chuyển tiền vào BSC…
Chúng ta có thể lựa chọn được 2 công ty tốt trong top 10 công ty theo yếu tố này là VPS, BSC, MBS.Vậy nếu lựa chọn theo uy tín và thương hiệu thì chúng ta có VPS và BSC là lựa chọn mở theo tiêu chí “nên mở tài khoản chứng khoán công ty nào tốt nhất”.
e. Hệ thống phần mềm, hệ sinh thái dịch vụ hỗ trợ đầu tư
Hệ thống phần mềm giao dịch, dịch vụ hỗ trợ đầu tư là một trong những yếu tố cũng rất quan trọng. Trong giao dịch hiện nay đều sử dụng qua internet, hệ thống phần mềm không nhanh không tốt, sẽ làm cản trở khả năng mua bán của nhà đầu tư.
Các công ty chứng khoán giờ có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ đầu tư, như các hệ thống phần mềm chơi chứng khoán ảo, phần mềm cung cấp cấp dữ liệu chứng khoán, khuyến nghị mua bán đầu tư…
Các công ty có hệ thống tốt nhất hiện nay được nhiều nhà đầu tư yêu thích:
- VPS tốc độ nhanh ổn định cả khi thị trường xấu, giao diện mobile đẹp và hiện đại, có hệ thống chơi chứng khoán phái sinh ảo cho nhà đầu tư mới. Nhược điểm giao diện giao dịch website chưa thân thiện, hơi xấu.
- VND hệ thống thân thiện với nhà đầu tư, bảng giá thân thiện dễ dùng. Nhược điểm hay gặp lỗi và sự cố không giao dịch được, đặc biệt khi thị trường xấu là hay bị treo, có thời điểm VND lỗi mất mấy ngày không giao dịch được.
- SSI hệ thống phần mềm nhanh, ổn định, có hệ thống IWIN đây là công cụ chơi chứng khoán ảo cho nhà đầu tư mới. Nhược điểm hay lỗi vặt.
- BSC hệ thống giao dịch ổn định, có robot tư vấn hỗ trợ đầu tư Ibroker. Nhược điểm ít công cụ hỗ trợ cho nhà đầu tư mới.
Nên mở tài khoản chứng khoán công ty nào tốt nhất theo tiêu chí hệ thống giao dịch đó là: VND, SSI, VPS, BSC.
f. Vốn điều lệ
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn lựa chọn tiêu chí mở tài khoản chứng khoán công ty nào tốt nhất, hy vọng bài viết hữu ích với nhà đầu tư. Nhà đầu tư quan tâm tới phần mềm robot chứng khoán, khóa học chứng khoán, dữ liệu chứng khoán, dữ liệu Forex cho Amibroker… truy cập website nududo.com hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.