Hiện nay, trong hầu hết các trường hợp, hồ sơ và giấy tờ đòi hỏi công dân cung cấp thông tin số thẻ Căn cước công dân kèm theo ngày cấp và nơi cấp để xác nhận danh tính của họ. Số thẻ Căn cước công dân là một tài liệu quan trọng để xác định và chứng minh nhân thân của một cá nhân. Được cấp bởi cơ quan công an địa phương, số thẻ Căn cước công dân bao gồm thông tin cá nhân cần thiết như họ tên, ngày sinh, quê quán và số CMND. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa rõ rằng nơi cấp CCCD xem ở đâu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm được quy định này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Căn cước công dân 2014
- Thông tư 06/2021/TT-BCA
Nơi cấp CCCD xem ở đâu?
Nơi cấp căn cước công dân không phải là nơi người dân đến làm thủ tục mà là nơi được ghi ở mặt sau của thẻ Căn cước.
Đối với thẻ Căn cước công dân gắn chip
Đối với Căn cước công dân gắn chip, theo Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA, nơi cấp Căn cước công dân được mô tả ở phía bên trái, mục thứ ba từ trên xuống.
Theo đó nơi cấp Căn cước công dân chính là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
– Phía bên trên nơi cấp Căn cước công dân gắn chip lần lượt là:
- Đặc điểm nhận dạng/Personal identification: Đây là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài để phân biệt người này với người khác.
- Ngày, tháng, năm/Date, month, year: Ngày cấp thẻ;
- Phía dưới nơi cấp Căn cước công dân là con chip điện tử và con dấu, chữ ký của Cục trưởng Cục quản lý hành chính về trật tự xã hội.
– Phía bên phải nơi cấp căn cước công dân gắn chip là ô vân tay của ngón trỏ trái/Left index finger và ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ Căn cước công dân.
– Dưới cùng là dòng ký tự gọi là MRZ
Đối với thẻ Căn cước công dân mã vạch
Khác với Căn cước công dân gắn chip, thẻ Căn cước công dân mã vạch ghi nơi cấp ở góc dưới cùng bên phải. Bên cạnh là ô vân tay, phía trên là đặc điểm nhận dạng và dòng mã vạch.
– Đối với thẻ Căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư.
– Với các thẻ làm từ ngày 10/10/2018 thì nơi cấp Căn cước công dân chính xác là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Các thông tin cần chú ý trên thẻ Căn cước để ghi vào hồ sơ, giấy tờ
Số Căn cước công dân
Số thẻ căn Cước công dân có 12 số. Đây chính là mã định danh của mỗi cá nhân. Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.
12 số Căn cước công dân sẽ thể hiện được một số thông tin như tỉnh, thành nơi công dân đăng ký khai sinh; giới tính của công dân; năm sinh của công dân.
Ngày sinh, nơi thường trú
Các giấy tờ, thủ tục đều phải ghi ngày tháng năm sinh và nơi thường trú theo thông tin ghi trên Căn cước công dân. Nếu ngày sinh, hộ khẩu thường trú trên Căn cước bị sai, người dân cần đến cơ quan công an để làm lại Căn cước công dân.
Giới tính
Kể cả đã chuyển đổi giới tính, nếu chưa làm lại Căn cước công dân và thay đổi thông tin về hộ tịch thì người chuyển giới vẫn phải ghi giới tính trong các giấy tờ, thủ tục theo giới tính cũ.
Ngày cấp
Ngày cấp Căn cước công dân được ghi ngay trên nơi cấp thẻ Căn cước công dân. Đây là một trong những thông tin thường được yêu cầu trong các giấy tờ, thủ tục hành chính.
CCCD có giá trị sử dụng trong bao nhiêu năm?
Thẻ CCCD gắn chip đóng vai trò như một thiết bị dùng để nhận diện, xác thực danh tính của cá nhân và có thể dùng để truy cập tra cứu thông tin của công dân chủ sở hữu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó mà nhiều người quan tâm về thời hạn sử dụng thẻ CCCD gắn chip này sẽ là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ CCCD.
– Trong đó, hạn sử dụng của CCCD không phụ thuộc vào ngày cấp như CMND mà phụ thuộc vào độ tuổi của chủ thẻ. Cụ thể, Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
+ Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
+ Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo
– Như vậy, có ba mốc thời gian hết hạn của thẻ CCCD là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
– Trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi, nếu đi làm CCCD mới thì thẻ này sẽ có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Những trường hợp nào có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt?
Một trong những chức năng quan trọng của thẻ CCCD gắn chip là khả năng truy cập và tra cứu thông tin cá nhân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thông qua việc đọc chip của thẻ, các cơ quan có thẩm quyền có thể xác minh và kiểm tra thông tin về cá nhân như họ tên, ngày sinh, quê quán, và các thông tin khác liên quan. Điều này giúp tăng cường tính chính xác và đáng tin cậy trong việc xác thực danh tính và thực hiện các thủ tục hành chính. Vậy trong những trường hợp nào có CCCD gắn chip nhưng vẫn bị phạt?
– Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người đã có CCCD gắn chip vẫn có thể bị phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề đổi tên căn cước công dân đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nơi cấp CCCD xem ở đâu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?