Soạn văn lớp 6 Tập 2 hay nhất, ngắn gọn – Cánh diều
Với các bài soạn văn lớp 6 Tập 2 hay nhất, ngắn gọn sách Cánh diều được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 Học kì 2.
Bài 6: Truyện
-
Kiến thức ngữ văn trang 3 – 4
-
Bài học đường đời đầu tiên
-
Ông lão đánh cá và con cá vàng
-
Thực hành tiếng Việt trang 16
-
Thực hành đọc hiểu – Cô bé bán diêm
-
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đánh nhớ
-
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
-
Tự đánh giá – Anh Cút lủi
Bài 7: Thơ
-
Kiến thức ngữ văn trang 27
-
Đêm nay Bác không ngủ
-
Lượm
-
Thực hành tiếng Việt trang 36 – 37
-
Thực hành đọc hiểu – Gấu con chân vòng kiềng
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
-
Trình bày ý kiến về một vấn đề
-
Tự đánh giá – Sao không về Vàng ơi?
Bài 8: Văn bản nghị luận
-
Kiến thức ngữ văn trang 47 – 48
-
Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?
-
Khan hiếm nước ngọt
-
Thực hành tiếng Việt trang 54 – 55
-
Thực hành đọc hiểu – Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
-
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
-
Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
-
Tự đánh giá – Thế giới ra sao nếu không có cây xanh?
Bài 9: Truyện
-
Kiến thức ngữ văn trang 65 – 66
-
Bức tranh của em gái tôi
-
Điều không tính trước
-
Thực hành tiếng Việt trang 75 – 76
-
Thực hành đọc hiểu – Chích bông ơi!
-
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
-
Thảo luận nhóm về một vấn đề
-
Tự đánh giá – Nắng trưa bồi hồi
Bài 10: Văn bản thông tin
-
Kiến thức ngữ văn trang 89 – 90
-
Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng
-
Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
-
Thực hành tiếng Việt trang 97 – 98
-
Thực hành đọc hiểu – Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”
-
Tóm tắt văn bản thông tin
-
Viết văn bản
-
Thảo luận nhóm về một vấn đề
-
Tự đánh giá – World Wide Web ra đời và phát triển như thế nào 30 năm qua?
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2
-
Nội dung ôn tập trang 112 – 113 Tập 2
-
Tự đánh giá cuối học kì 2
Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 3 – 4 Tập 2
1. Truyện đống thoại; đề tài và chủ đề
– Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hóa).
– Đề tài là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.
VD: Đánh giặc cứu nước – Sự tích Hồ Gươm
– Chủ đề là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.
VD: Tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình – Sự tích Hồ Gươm
2. Mở rộng chủ ngữ
– Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
– Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ và trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
– Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), chủ ngữ thường được mở rộng thành cụm từ danh từ.
VD: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
– Thành phần phụ trước: Hai
– Thành phần trung tâm: Cái răng
– Thành phần phụ sau: Đen nhánh
…………………………
…………………………
…………………………
Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
1. Chuẩn bị
– Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hóa).
– Khi đọc truyện đồng thoại:
+ Truyện kể về những sự việc:
Ngoại hình cường tráng, tính cách hống hách của Dế Mèn;
Giới thiệu về Dế Choắt yếu đuối – hàng xóm Dế Mèn;
Dế Mèn lên mặt dạy đời Dế Choắt về chuyện nhà cửa.
Dế Mèn trêu chị Cốc;
Hậu quả của việc trêu chị Cốc.
+ Sự việc chính: Dế Mèn trêu chị Cốc và hậu quả sau đó.
+ Nhân vật trong truyện gồm loài dế (Dế Mèn, Dế Choắt) và chim cốc. Dế Mèn là nhân vật chính.
+ Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ:
Dế Mèn
Đặc điểm giống loài vật:
○ Đôi càng mẫm bóng.
○ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt.
○ Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn giờ thành dài kín đuôi.
○ Thân màu nâu bóng mỡ.
○ Đầu to từng tảng, rất bướng.
○ Hai răng đen nhánh lúc nào cũng nhai.
○ Sợi râu dài, uốn cong, chốc chốc đưa hai chân lên vuốt râu.
Đặc điểm giống con người:
○ Chàng dế thanh niên cường tráng.
○ Cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
○ Đi đứng oai vệ.
○ Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.
○ Quát chị Cào Cào, ngứa chân đá anh Gọng Vó.
○ Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.
○ Hung hăng, hống hách, tự đắc, nghịch ranh
Dế Choắt
Đặc điểm giống loài vật:
○ Gầy gò, dài lêu nghêu
○ Cánh ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn
○ Đôi càng bè bè, nặng nề, xấu
○ Râu ria cụt một mẩu
Đặc điểm giống con người:
○ Giống một gã nghiện thuốc phiện.
○ Như người cởi trần mặc áo gi-lê
○ Mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
○ Tính nết ăn xổi ở thì.
Chị Cốc
Đặc điểm giống loài vật:
○ Đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.
○ Béo xù, mỏ như dùi sắt.
Đặc điểm giống con người: Trợn tròn mắt, giương cánh lên như sắp đánh nhau.
+ Truyện muốn nhắn gửi đến người đọc bài học về lối cư xử ngạo mạn, thói quen hay bắt nạt kẻ yếu, lối sống ích kỉ. Bài học ấy có ý nghĩa với em vì nó giúp em nhận thấy những khuyết điểm của bản thân và mọi người xung quanh, nên biết quan tâm đến mọi người hơn, cử xử đúng đắn có chừng mực,…
– Đọc trước văn bản Bài học đường đời đầu tiên; tìm hiểu thêm về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí:
+ Tác giả Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, ở Hà Nội. Ông có vốn sống phong phú, tài quan sát miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, chân thực, gần gũi với đời sống. Ông để lại hơn 100 tác phẩm như Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn,…
+ Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm đồng thoại, ra đời năm 1954, được gộp lại từ hai truyện Con Dế Mèn và Dế Mèn phiêu lưu kí.
– Em chưa từng chơi với một chú dế, Theo em chúng thường sống ở các bụi cỏ hay hốc đá, thức ăn của chúng là cỏ,…
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 5 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Hãy chú ý các chi tiết miêu tả Dế Mèn.
Trả lời:
Các chi tiết miêu tả Dế Mèn:
– Đôi càng mẫm bóng.
– Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt.
– Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn giờ thành dài kín đuôi.
– Thân màu nâu bóng mỡ.
– Đầu to từng tảng, rất bướng.
– Hai răng đen nhánh lúc nào cũng nhai.
– Sợi râu dài, uốn cong, chốc chốc đưa hai chân lên vuốt râu.
Câu hỏi trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Qua lời kể của Dế Mèn, em hình dung thế nào về Dế Choắt?
Trả lời:
Dế Choắt vô cùng gầy gò, dài lêu nghêu, cánh ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn, đôi càng bè bè, nặng nề, xấu và râu ria cụt một mẩu. Trông cậu vô cùng ốm yếu, phát triển không toàn diện.
Câu hỏi trang 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt mà em hình dung ở phần 3 có điểm tương đồng nào với Dế Mèn và Dế Choắt trong bức tranh bên dưới?
Trả lời:
Dế Mèn phát triển đầy đủ, nhìn to lớn, còn Dế Mèn thì gầy gò xanh xao, trông yếu hơn hẳn so với Dế Mèn.
Câu hỏi trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Dế Mèn đã “nghịch ranh” như thế nào?
Trả lời:
Dế Mèn đã “nghịch ranh”:
– Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.
– Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.
– Quát chị Cào Cào, khiến họ phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm.
– Thỉnh thoảng ngứa chân đá anh Gọng Vó.
– Tôi tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
Câu hỏi trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tai họa mà Dế Mèn kể ở đây là gì? Xảy ra với ai?
Trả lời:
Tai họa mà Dế Mèn kể ở đây là do Dế Mèn trêu chị Cốc khiến chị tưởng lầm và mổ chết Dế Choắt.
Câu hỏi trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Em hãy tưởng tượng nét mặt của Dế Mèn lúc này.
Trả lời:
Gương mặt hốt hoảng, trắng bệch vì sợ hãi, hối hận.
Câu hỏi trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tranh minh họa nhân vật nào và về sự việc gì trong truyện?
Trả lời:
Tranh minh họa về sự việc Dế Mèn đem xác Dế Choắt đi chôn, đắp thành nấm mộ to, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.
Trả lời:
– Câu chuyện trên được kể bằng lời của Dế Mèn.
– Nhân vật tham gia vào câu chuyện: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc.
Câu 2 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Dế Mèn đã ân hận về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc đó trong khoảng 3 dòng.
Trả lời:
Do tính tình hung hăng, Dế Mèn đã bày trò trêu chị Cốc. Dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên của mình về lối sống ích kỉ.
Câu 3 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Vì sao có sự thay đổi ấy?
Trả lời:
– Thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt: Hốt hoảng quỳ xuống nâng đầu Choắt → Hối hận vì tội ngông cuồng dại dột → Thương Dế Choắt, ăn năn tội mình.
– Có sự thay đổi ấy vì Dế Mèn bắt đầu nhận ra hành động sai lầm của bản thân, gây ra một cái chết thương tâm.
…………………………
…………………………
…………………………
Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Chuẩn bị
– Khi đọc truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng:
+ Các sự việc chính và diễn biến nội dung câu chuyện được kể:
Ông lão bắt được cá vàng nhưng thả cá vàng.
Lần thứ nhất, ông lão cầu xin cá vàng một chiếc máng lợn ăn mới.
Lần thứ hai, ông lão cầu xin cá vàng một tòa nhà đẹp.
Lần thứ ba, ông lão cầu xin cá vàng cho vợ làm bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, ông lão cầu xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng.
Lần thứ năm, ông lão cầu xin cá vàng cho vợ làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ
Ông bà lão trở về cảnh nghèo đói.
+ Các nhân vật trong truyện: Ông lão đánh cá, vợ ông lão đánh cá, con cá vàng.
+ Đặc điểm tính cách của nhân vật chính:
Ông lão đánh cá:
○ Thật thà, tốt bụng, hiền lành: thả cá vàng ra mà không đòi trả ơn.
○ Nhu nhược, sợ vợ: mỗi lần vợ mắng đều ra biển gọi cá vàng và làm theo yêu cầu của bà lão.
Vợ ông lão đánh cá:
○ Lòng tham vô độ: liên tục đòi hỏi từ ông lão và cá vàng.
○ Bội bạc: khi giàu sang thì quên ngay những việc ông lão làm cho mình.
○ Dữ dằn, thô lỗ: luôn mắng, quát ông lão
+ Các chi tiết kì ảo: Cá vàng biết nói, đòi trả ơn ông lão và có các phép thuật đáp ứng các yêu cầu của bà lão (máng lợn ăn mới, một tòa nhà đẹp, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng, làm Long Vương)
→ Tác dụng: Giúp câu chuyện thêm độc đáo, hấp dẫn, li kì.
+ Ý nghĩa của truyện, những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm:
Ước mơ công lí của nhân dân về sự trừng phạt đối kẻ vong ân bội nghĩa, lam lam, ích kỉ.
Biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu.
+ Kết nối với hiểu biết, trải nghiệm của bản thân để vận dụng vào việc đọc hiểu truyện và rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết.
– Đọc trước truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng; tìm hiểu thêm về tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin:
+ A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 – 1837), sinh tại thành phố Mát-xcơ-va trong một gia đình quý tộc có nguồn gốc từ thế kỉ XII, mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.
+ Sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế.
+ Ông được tôn vinh là đại thi hào Nga, Mặt trời thi ca Nga.
+ Pu-skin hầu như là biểu tượng của trào lưu lãng mạn Nga thế kỷ XIX bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa ngôn ngữ văn chương.
+ Di sản văn chương để lại cho ông rất phong phú, gồm cả thơ ca, kịch, sử thi, tiểu thuyết.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Các chi tiết nào cho biết hoàn cảnh sống của ông lão và cách ông lão cư xử với cá vàng?
Trả lời:
– Hoàn cảnh sống của ông lão: một túp lều nát trên bờ biển, chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.
– Cách ông lão cư xử với cá vàng: Thả con cá xuống biển và bảo trời phù hộ cho ngươi, về biển khơi mà vùng vẫy; không đòi hỏi gì ở cá vàng cả.
Câu hỏi trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Lần thứ nhất, bà vợ đã yêu cầu ông lão điều gì? Lúc này, cảnh biển thế nào?
Trả lời:
– Lần thứ nhất, bà vợ đã yêu cầu ông lão đòi một cái máng cho lợn ăn.
– Lúc này, cảnh biển gợn sóng êm ả.
Câu hỏi trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Đòi hỏi và thái độ của vợ ông lão ở lần thứ hai có gì khác lần thứ nhất? Hãy tiếp tục chú ý chi tiết tả cảnh biển trong phần này.
Trả lời:
– Vợ ông lão đã đòi hỏi thứ có giá trị hơn rất nhiều so với cái máng lợn là một tòa nhà đẹp với thái độ cáu kỉnh, quát mắng ông lão.
– Ở phần này, biển xanh đã nổi sóng.
Câu hỏi trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Câu nào cho biết đòi hỏi mới và thái độ của vợ ông lão? Cảnh biển có thay đổi gì so với lần trước?
Trả lời:
– Đòi hỏi mới và thái độ của vợ ông lão được thể hiện qua câu: Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.
– Cảnh biển lúc này nổi sóng dữ dội.
………………………………
………………………………
………………………………