Với soạn bài Thực hành tiếng Việt: Cụm động từ và cụm tính từ trang 74 Tập 1 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 74 Tập 1 – Kết nối tri thức
* Cụm động từ và cụm tính từ
Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Một cụm động từ trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” là: “chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng”
+ Động từ trung tâm: “chơi”
+ Từ động từ trung tâm, phát triển thành cụm động từ bằng cách thêm vào phía trước và sau nó những từ ngữ bổ nghĩa cho động từ trung tâm:
Đang chơi ở ngoài sân,
Đang chơi kéo co,
Chơi trốn tìm,…
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
a.
– Cụm động từ : “nhìn ra ngoài sân”
+ Động từ trung tâm: “nhìn” → ý nghĩa được bổ sung: hướng, địa điểm của hành động nhìn.
– Cụm động từ : “thấy đất khô trắng”
+ Động từ trung tâm: “thấy” → ý nghĩa được bổ sung: đối tượng của hành động thấy.
b.
– Cụm động từ : “lật cái vỉ buồm”, “lục đống quần áo rét”
– Động từ trung tâm: “lật”, “lục” → ý nghĩa được bổ sung: đối tượng của hành động lật, lục.
c.
– Cụm động từ : “hăm hở chạy về nhà lấy áo”
– Động từ trung tâm: “chạy” → ý nghĩa được bổ sung: cách thức; hướng, địa điểm của hành động chạy.
Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là:
(1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống.
(2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.
(3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
– Tác dụng của cách diễn đạt này là: Câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (câu 1,2) hoặc nguyên nhân – kết quả (câu 3: trạng thái “lo quá” ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả “sắp ăn, bỏ đũa đứng dạy, van”)
Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Ví dụ cụm tính từ trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là: “đã cũ”
→ tính từ trung tâm là “cũ”.
– Các tính từ khác như: chưa cũ, cũ lắm, rất cũ, …
Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
a.
– Cụm tính từ: “trong hơn mọi hôm” (tính từ trung tâm: “trong”, phần phụ sau bổ sung ý nghĩa so sánh: “hơn mọi hôm”)
b.
– Cụm tính từ: “rất nghèo” (tính từ trung tâm: “nghèo”, phần phụ sau bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ: “rất”)
Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Mở rộng vị ngữ các câu thành cụm tính từ:
a. Trời rét.
→ Trời rét quá. / Trời rét lắm. / Trời rất rét. / Trời rét hơn mọi năm….
b. Tòa nhà cao.
→ Tòa nhà cao quá. / Tòa nhà cao chọc trời. / Tòa nhà cao vô cùng. / Tòa nhà rất cao….
c. Cô ấy đẹp.
→ Cô ấy rất đẹp. / Cô ấy đẹp lắm. / Cô ấy đẹp quá. / Cô ấy đẹp như tiên. / Cô ấy đẹp hoàn hảo…
Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 Kết nối tri thức hay khác:
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 66 Tập 1
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 92 Tập 1
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 99 Tập 1
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 113 Tập 1
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 118 Tập 1
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:
-
Tri thức ngữ văn trang 60
-
Cô bé bán diêm
-
Thực hành tiếng Việt trang 66
-
Gió lạnh đầu mùa
-
Con chào mào
-
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77
-
Kể về một trải nghiệm của em
-
Củng cố, mở rộng trang 83
-
Thực hành đọc: Lắc-ki thực sự may mắn trang 83 – 84
Săn SALE shopee tháng 11:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3