Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của nhà thơ Lý Bạch nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.
Hôm nay, Download.vn xin giới thiệu đến bạn đọc bài Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nhận về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.
Cảm nhận về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Mẫu 1
Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc. Đến với bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, người đọc đã cảm nhận được tình yêu cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ:
“Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương”
Mở đầu bài thơ, tác giả miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng. Các từ “minh ”, “quang”, “sương” gợi tả ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo. Cùng với đó là từ “sàng” (giường) giúp người đọc nhận biết được vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng xuyên qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi. Nhưng lúc này, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng – chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ. Ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là trăng đâu là màn sương đêm. Và trước vẻ đẹp của ánh trăng, Lý Bạch cảm thấy đầy ngạc nhiên trước vẻ đẹp của ánh trăng. Hình ảnh ánh trăng trong con mắt nhà thơ mờ ảo, người đọc có thể hình dung ra cảnh nhà thơ Lý Bạch vừa uống rượu vừa thưởng trăng.
Trong đêm trăng đẹp, Lý Bạch đã nhớ đến quê hương. Từ “vọng” có thể hiểu theo hai cách. Cách hiểu thứ nhất là “nhìn ra xa” cho thấy hành động ngắm trăng của nhà thơ. Còn cách hiểu thứ hai là “ngóng trông” cho thấy hành động nhìn về quê hương ở phía xa. Nhưng dẫu hiểu theo cách nào, chúng ta cũng cảm nhận được sự tinh tế trong tâm hồn Lý Bạch. Tiếp đến, câu thơ tiếp theo Lý Bạch đã xây dựng hai hình ảnh đối lập: “cử đầu” – “đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu) giúp cho câu thơ trở nên đăng đối nhịp nhàng: Với hành động “ngẩng đầu”, ta thấy được hướng nhìn về phía ánh trăng đang chiếu sáng khắp mặt đất, cả quê hương của nhà thơ. Với hành động “cúi đầu”, ta lại thấy được nhà thơ đang tự nhìn vào nội tâm mình – tự đối mặt với nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ “tư” (nhớ) nỗi nhớ quê hương sâu đậm. Như vậy, hai câu thơ sau đã khắc họa tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình dành cho quê hương.
Có thể khẳng định rằng, bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh chính là tiếng lòng của nhà thơ. Lý Bạch đã cho người đọc thấy được một tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, da diết.
Cảm nhận về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Mẫu 2
Lý Bạch được coi là “thơ tiên”. Thơ ông thường thể hiện một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một trong những bài thơ hay của ông:
“Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương”
Bài thơ có thể được chia làm hai phần. Phần đầu khắc họa vẻ đẹp của ánh trăng. Nhà thơ đã sử dụng khéo léo các từ “minh ”, “quang”, “sương” nhằm gợi tả ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo. Kết hợp với đó là từ chỉ vị trí – “sàng” (giường) để nói rõ vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng sáng chiếu rọi xuống đầu giường, đêm đã về khuya nhưng Lý Bạch vẫn còn thức. Tâm trạng được bộc lộ đó là nỗi thao thức khiến nhà thơ không ngủ được. Ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là trăng đâu là màn sương đêm. Ta thấy rằng dưới con mắt của nhà thơ, ánh trăng lúc này hiện lên với vẻ mờ ảo. Điều đó khiến chúng ta hình dung ra hình ảnh Lý Bạch vừa uống rượu vừa ngắm trăng.
Tiếp đến, phần thứ hai đã diễn tả tâm trạng của nhà thơ. Việc sử dụng từ “vọng” có thể được hiểu là nhìn ra xa để ngắm trăng hoặc ngóng trông, nhìn về quê hương ở phía xa. Câu thơ tiếp theo Lý Bạch đã xây dựng hai hình ảnh đối lập: “cử đầu” – “đê đầu” (ngẩng đầu – cúi đầu) giúp cho câu thơ trở nên đăng đối nhịp nhàng. Với hành động “ngẩng đầu”, ta thấy được hướng nhìn về phía ánh trăng đang chiếu sáng khắp mặt đất, cả quê hương của nhà thơ. Với hành động “cúi đầu”, ta lại thấy được nhà thơ đang tự nhìn vào nội tâm mình – tự đối mặt với nỗi nhớ quê hương da diết. Đọc hai câu thơ này, người đọc thấu hiểu được tình yêu của nhà thơ.
Như vậy, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh đã cho người đọc thấy được tình yêu quê hương cùng nỗi nhớ da diết của một người sống xa quê trong đêm trăng thanh tĩnh.