Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian giàu giá trị với những bài học kinh nghiệm được ông cha ta đúc kết từ xưa. Trong chương trình học môn Ngữ văn, học sinh sẽ được tìm hiểu một số câu tục ngữ. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Một số câu tục ngữ Việt Nam.
Nội dung của tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về tục ngữ. Mời tham khảo chi tiết ngay sau đây. Mong rằng với tài liệu này, các bạn học sinh sẽ hiểu rõ hơn về tục ngữ.
Soạn bài Một số câu tục ngữ Việt Nam
Trước khi đọc
Câu 1. Khi trò chuyện với người khác, đã bao giờ em dùng tục ngữ chưa? Hãy giải thích việc em dùng tục ngữ trong trường hợp đó.
Việc sử dụng tục ngữ với mục đích đưa ra một bài học đúc kết được. Ví dụ như sau một trò chơi tập thể, chúng ta rút ra bài học: Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu 2. Theo em, vì sao người ta lại dùng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp thường ngày?
Việc dùng tục ngữ giúp đúc kết những kinh nghiệm, bài học một cách ngắn gọn, hàm súc.
Đọc văn bản
Câu 1. Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ.
Chủ đề gồm: thiên nhiên, lao động và con người
Câu 2. Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ.
Ngắn gọn, cân đối, có vần điệu.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục ngữ trên, từ đó rút ra nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.
- Số tiếng: Từ 5 đến 10 tiếng.
- Nhận xét: Tục ngữ rất ngắn gọn
Câu 2. Trong 15 câu tục ngữ ở trên, những câu nào có gieo vần? Việc gieo vần như vậy có tác dụng gì?
- Các câu có gieo vần: 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10, 13.
- Tác dụng: Giúp cho câu tục ngữ có nhịp điệu, dễ thuộc dễ nhớ.
Câu 3. Câu tục ngữ nào trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt? Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự.
– Câu tục ngữ có hình thức của thể thơ lục bát:
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
– Câu tục ngữ tương tự:
Cá không ăn muối cá ươnCon cãi cha mẹ trăm đường con hư
*
Ao sâu ruộng đất bề bềKhông bằng tinh xảo một nghề trong tay
Câu 4. Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên? Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng gì?
– Tính chất cân đối:
- Hai vế câu cân đối về số tiếng (Nắng chóng trưa, mưa chóng tối)
- Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới)
– Tác dụng: Tạo sự đăng đối, nhịp nhàng và giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ đọc dễ nhớ.
Câu 5. Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề nào?
- Thiên nhiên: 1, 2, 3, 4 và 5
- Lao động sản xuất: 6, 7 và 8
- Con người: 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15
Câu 6. Chỉ ra những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp, những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ.
- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp:1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13
- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: 4, 9, 10, 14, 15
Câu 7. Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?
- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 không loại trừ nhau.
- Chúng ta phải học tập những điều tốt đẹp ở cả thầy cô, lẫn bạn bè để hoàn thiện bản thân.
Câu 8. Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?
Những câu tục ngữ đúc rút những bài học kinh nghiệm trong thực tế, rất cần thiết với con người dù trong bất cứ thời đại nào.
Viết kết nối với đọc
Hãy ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 – 7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
Gợi ý:
Hôm nay, lớp tôi có giờ học môn Ngữ văn. Nội dung bài học tìm hiểu về tục ngữ. Cô giáo liền đặt ra câu hỏi:
– Bạn nào hãy cho cô biết ý nghĩa của câu tục ngữ “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”?
Bạn Lan đã xung phong trả lời:
– Thưa cô, câu tục ngữ trên có ý nghĩa là muốn thành thạo, làm tốt công việc thì phải không ngại học hỏi, cố gắng rèn luyện ạ!