Đánh nhau với cối xay gió – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả – tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió
* Tóm tắt văn bản:
Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ, cùng đi với lão là giám mã Xan-chô-pan-xa. Một lần, hai thầy trò đi trên một cánh đồng. Đôn-ki-hô-tê nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió lại tưởng là ba bốn chục tên khổng lồ. Lão thúc ngựa Rô-xi-nan-tê xông lên chẳng thèm để ý đến giám mã Xan-chô-pan-xa đang hét bảo lão đừng xông vào đánh nhau với cối xay gió. Gió thổi mạnh làm cánh quạt quay kéo theo ngựa và người lão văng ra xa. Xan-chô-pan-xa thúc lừa đến đỡ Đôn-ki-hô-tê. Tuy vậy, dù đau đến cỡ nào nhưng lão cũng không rên rỉ, không ăn uống gì và đêm đến thì thức trắng vì nghĩ đến tình nương. Còn Xan-cho-pan-xa hơi đau một tí là rên rỉ, ăn ngon lành vừa đi vừa chè chén, đêm đến, bác lăn ra ngủ một mạch đến sáng
B. Tìm hiểu tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió
1. Tác giả
– Xec -van -tet (1547- 1616)
– Là nhà văn nổi tiếng của Tây Ban Nha thời phục hưng
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
– VB trích từ phần đầu chương VIII của cuốn tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê
b, Bố cục: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu → Không cân sức: Thầy trò Đôn-ki-hô-tê trước trận chiến đấu
– Phần 1: Nói rồi → Toạc nửa vai: Hiệp sĩ liều mình tấn công lũ khổng lồ
– Phần 1: Vừa bàn tán → hết: Hai thầy trò tiếp tục lên đường
c, Thể loại: Tiểu thuyết.
d, PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e, Giá trị nội dung:
– Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.
f, Giá trị nghệ thuật:
– Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản.
– Có giọng điệu hài hước, phê phán.
C. Sơ đồ tư duy Đánh nhau với cối xay gió
D. Đọc hiểu văn bản Đánh nhau với cối xay gió
1. Hiệp sĩ Đôn Ki- hô- tê.
– Xuất thân: Quý tộc nghèo.
– Ngoại hình: Gầy gò, cao lênh khênh.
– Trang phục: đội mũ sắt, áo giáp sắt, vai mang giáo dài đã han gỉ
– Cưỡi ngựa còm.
– Lí tưởng: làm hiệp sĩ để trừ gian ác, giúp người lương thiện.
– Hành động: Xông vào đánh cối xay gió → tưởng là những tên khổng lồ.
– Trong trận giao chiến: lấy khiên che kín thân, cầm ngọn giáo, thúc ngựa phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất, đâm giáo vào cánh quạt.
– Kết quả: Giáo gẫy tan tành, người và ngựa lăn ra xa, ngựa: toạc nửa vai.
→ Lí tưởng cao đẹp, hành động dũng cảm nhưng đầu óc thì mê muội.
– Nghệ thuật: khoa trương, kể, tả hấp dẫn.
=> Làm nổi bật hình ảnh Đôn-ki-hô-tê là một người có đầu óc hoang tưởng, bị ảnh hưởng bởi những truyện hiệp sĩ giang hồ → không thực hiện được khát vọng trở thành một kẻ nực cười.
2. Giám mã Xan- chô- pan- xa.
– Xuất thân: Nông dân.
– Hình dáng: Béo, lùn.
– Cưỡi con lừa thấp lè tè.
– Làm giám mã cho Đôn-ki-hô-tê.
– Tính cách: thích ăn uống, ngủ → thực dụng.
– Hành động:
+ Can ngăn Đôn-ki-hô-tê: Đó là những chiếc cối xay gió.
+ Thúc lừa đến cứu chủ, nâng, đỡ Đôn-ki-hô-tê lên ngựa → tận tụy, hết lòng phục vụ chủ.
+ Hơi đau là rên rỉ ngay → thật thà và hèn nhát.
→ Đầu óc thì tỉnh táo nhưng lí tưởng lại thấp hèn, khát vọng tầm thường, chỉ nghĩ đến quyền lợi và sự hưởng thụ của cá nhân mình.
– Nghệ thuật: Tương phản, đối lập; cách xây dựng nhân vật độc đáo.
=> Chế giễu những con người đầu óc hoang tưởng, mê muội;phê phán lối sống thực dụng, hèn nhát.