Lý thuyết Ngữ văn 9: Hoàng Lê nhất thống chí được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh tham khảo, nắm vững những kiến thức cơ bản về tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí, từ đó học tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
1/ Tìm hiểu chung bài Hoàng Lê nhất thống chí
a/ Tác giả
– Ngô gia văn phái, thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) và Ngô Thì Du (1772 – 1840).
– Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
– Họ sống và làm quan dưới triều Nguyễn.
b/ Tác phẩm
– Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán.
– Là cuốn tiểu thuyết viết theo lối chương hồi.
– Tất cả có 17 hồi, đoạn trích trên phần lớn là hồi 14.
c/ Bố cục: 3 phần
Văn bản được bố cục thành ba phần.
– Phần 1: Từ đầu đến “năm Mậu Thân”: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.
– Phần 2: Tiếp đến “rồi kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
– Phần 3: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí
2/ Đọc hiểu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí
a/ Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ
– Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết.
+ Chỉ trong vòng 1 tháng từ khi quân Thanh vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã hành động nhanh chóng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến quân ra Bắc.
+ Tế cáo lên ngôi hoàng đế.
+ Xuất binh ra Bắc.
+ Tuyển mộ quân lính.
+ Mở cuộc tập duyệt binh ở Nghệ An.
+ Kêu gọi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
– Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao có tầm nhìn xa trông rộng.
+ Nhận định tình hình và đưa ra những quyết định quan trọng đúng lúc.
+ Sáng suốt nhạy bén xét đoán và dùng người. Ông biết khen chê đúng người đúng việc.
+ “Khi được tin quân Thanh đã vào thành Thăng Long, ông vẫn không hề lo lắng. Ở Tam Điệp, Quang Trung phỏng đoán chính xác tình hình và đánh giá đúng kế sách của Ngô Thì Nhậm, hiểu sở trường sở đoản của từng tướng, dùng người vào đúng việc”.
– Ý chí quyết thắng và tài dụng binh như thần.
+ Trước khi xuất quân, Quang Trung đã tính kĩ mọi chiến lược tiến đánh, tin chắc vào thắng lợi chỉ trong vòng 10 ngày, hẹn với chiến sĩ ngày 7/1 cùng có mặt ở thành Thăng Long ăn mừng chiến thắng.
– Quang Trung là một hình ảnh lẫm liệt trong trận chiến.
+ Nhiều chiến lược, mưu kế trong chiến trận.
+ Lãnh đạo tài tình.
+ “Bắt sống quân do thám, giữ bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín đồn Hà Hồi, công phá đồn Ngọc Hồi thật oai phong lẫm liệt”.
→ Quang Trung là người anh hùng quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
b/ Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước
– Nhân vật Tôn Sĩ Nghị
+ Kiêu căng, chủ quan, tự mãn.
+ Kinh địch, cầm quân mà không nắm được tình hình.
+ Bất tài, không lo đến việc bất trắc chỉ lo vui chơi.
+ “Khi quân Tây Sơn đến, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vất cả ấn tín, bàn bèn bỏ chạy thục mạng qua cầu phao sông Hồng”.
+ Quân lính rụng rời sợ hãi xin hàng, bỏ chạy.
– Số phận của triều đình bán nước Lê Chiêu Thống
+ Chịu chung số phận thảm hại với bọn xâm lược, thậm chí còn ê chề, nhục nhã hơn.
+ Lê Chiêu Thống, Thái hậu chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, luôn mấy ngày không được ăn.
+ May gặp người thổ hào cứu giúp chỉ đường cho chạy trốn- gặp được Tôn Sĩ Nghị vua tôi chỉ còn biết ”nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”
⇒ Tất cả cho thấy tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống.
– Đoạn văn miêu tả chân thực, khách quan hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của người thắng trận trước kẻ xâm lược.
– Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh.
3/ Bài tập minh họa bài Hoàng Lê nhất thống chí
Đề bài 1:
Dàn ý phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
I. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát những nét tiêu biểu nhất về nhóm tác giả Ngô gia văn phái: Đây là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì
– Giới thiệu về tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí và đoạn trích: Đây là một tiểu thuyết khắc họa chân thực, đầy đủ những biến động xã hội trong một thời kỳ lịch sử của đất nước, đoạn trích hồi thứ 14 đã đưa đến những khắc họa đặc sắc về hình tượng vua Quang Trung cùng sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh cùng số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
II. Thân bài
1. Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung
* Một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán
– Nghe tin giặc chiếm Thăng Long mà không hề nao núng, đích thân cầm quân đi ngay
– Trong vòng hơn tháng, làm được rất nhiều việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và thân chinh cầm quân ra Bắc
* Một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch và ta
+ Quang Trung đã vạch rõ âm mưu và tội ác của kẻ thù xâm lược đối với nước ta: “mấy phen cướp bọc nước ta, giết dân ta, vơ vét của cải”…
+ Khích lệ tinh thần tướng sĩ dưới trướng bằng những tấm gương dũng cảm
+ Dự kiến được một số người Phù Lê có thể thay lòng đổi dạ nên có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc
– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong xét đoán bề tôi:
+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp ta thấy Quang Trung nhận định tình hình sáng suốt để đưa ra lời ngợi khen cho Sở và Lân
+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao sự “đa mưu túc trí”
⇒ Dùng người sáng suốt
* Một con người có tầm nhìn xa trông rộng và tài thao lược hơn người
– Tầm nhìn xa trông rộng:
+ Mới khởi binh nhưng đã khẳng định “phương lược tiến đánh đã tính sẵn”
+ Đang ngồi trên lưng ngựa mà đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình
– Tài thao lược hơn người thể hiện ở cuộc hành quân thần tốc mà đội quân vẫn chỉnh tề
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
– Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long mà không đề phòng gì ⇒ Tướng bất tài
– Khi quân Tây Sơn đánh vào, “tướng sợ mất mật”, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…chuồn trước qua cầu phao”
– Quân sĩ xâm lược lúc lâm trận thì sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết….
⇒ Kể xen lẫn tả thực cụ thể, sống động, ngòi bút miêu tả khách quan
3. Số phận thảm bại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân
– Khi có biến, Lê Chiêu Thống vội vã “chạy bán sống bán chết”, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn, may có người thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn
– Đổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt
– Sang Trung Quốc, vua phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi gắm xương tàn nơi đất khách
⇒ Số phận tất yếu cho một người đứng đầu đất nước nhưng lại bán nước hại dân
III. Kết bài:
– Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của tiểu thuyết chương hồi: Cách kể chuyện chân thực, sinh động, khắc họa nhân vật rõ nét…
– Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về hình tượng Nguyễn Huệ, chân dung kẻ thù và vua quan Lê Chiêu Thống, từ đó đưa ra bài học nhận thức, hành động
Đề bài 2: Phân tích nhân vật Nguyễn Huệ qua đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”.
1/ Mở bài
– Giới thiệu người anh hùng Quang Trung một vị vua văn võ toàn tài, có công lớn trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm.
– Nêu nội dung chính của đoạn trích hồi thứ 14.
2/ Thân bài
– Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân.
+ Quang Trung là một vị vua đầy khí phách. Khi nghe tin quân Thanh kéo sang thôn tính nước ta, vua Quang Trung “giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay”.
+ Khi nói chuyện với quân lính, ông khẳng định chủ quyền của dân tộc “đất nào sao ấy”, chỉ rõ tội ác và âm mưu xâm lược của giặc, nêu cao truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thời Bà Trưng, kêu gọi tướng sĩ “đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”.
+ Chỉ vài chi tiết nhỏ, tác giả đã gợi mở cho người đọc nhận rõ tấm lòng của một vị vua vì nghĩa lớn.
– Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
+ Ông rất sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc, ông không chỉ tính sẵn “phương lược tiến đánh” mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để “dẹp việc binh đao”.
+ Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, khen chê đúng người đúng việc. Lời phủ dụ quân lính của ông như một bài hịch ngắn, ý tứ chặt chẽ, sâu xa, có tác dụng khích lệ lòng yêu nước của nghĩa quân.
+ Quang Trung đặc biệt sáng suốt, nhạy bén trong việc dùng binh: Cuộc hành binh thần tốc do nhà vua chỉ huy cho đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc. Chỉ trong 5 ngày, ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, duyệt binh, vừa hành quân đi bộ từ Huế ra Thăng Long, ông hoạch định trong 7 ngày sẽ vào ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long, nhưng chỉ mới 5 ngày, quân Thanh đã đại bại, quân Tây Sơn thắng lợi lẫy lừng.
+ Tài dụng binh như thần đã chứng tỏ trí tuệ phi thường của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
– Vua Quang Trung là người có ý chí, hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Từ đầu đến cuối đoạn trích, ông luôn là một con người hành động, quả quyết với ý chí quyết tâm cao.
+ Từ khi nghe tin giặc kéo đến, chỉ trong vòng một tháng, nhà vua đã làm được biết bao nhiêu việc: “tế cáo trời đất”, lên ngôi vua, hành quân đánh giặc.
+ Mới khởi binh đánh giặc đã hẹn chắc ngày mừng chiến thắng.
– Quang Trung là một vị anh hùng lẫm liệt trong chiến trận.
+ Hình ảnh Quang Trung cưỡi voi xông pha giữa trận mạc, áo bào sạm khói súng, thống soái ba quân hiệp đồng tiến đánh tứ phía thành Thăng Long khiến quân giặc kinh hồn bạt vía bỏ chạy tháo mạng… là một hình ảnh đầy chất thơ.
+ Khung cảnh chiến trường với khí thế thừa thắng tiến công rộng khắp của quân Tây Sơn càng tôn lên vẻ đẹp của vị tổng chỉ huy tài giỏi, anh hùng.
3/ Kết bài
– Vua Quang Trung trong đoạn trích là hình ảnh ngời sáng của một vị anh hùng, tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam.
– Hình tượng vua Quang Trung để lại trong lòng chúng ta niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
–
NgoàiLý thuyết Ngữ văn 9: Hoàng Lê nhất thống chí, các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9 để học tốt Văn 9 hơn.