Phần I => II
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 122 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Từ chỉ gồm có một tiếng là từ đơn
– Từ gồm hai tiếng trở lên là từ phức. Từ phức có hai loại:
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 122 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
– Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Từ láy có sự “giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
– Từ láy có sự “tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
Phần II: THÀNH NGỮ
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Ý nghĩa đó thường là những khái niệm.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
a) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là tục ngữ.
=> Ý nghĩa: hoàn cảnh môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người.
b) Đánh trống bỏ dùi là thành ngữ.
=> Ý nghĩa: làm việc không đến nơi, đến chốn, bỏ dở công việc, vô trách nhiệm với việc đã đề ra.
c) Chó treo mèo đậy là tục ngữ.
=> Ý nghĩa: muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo phải đậy lại.
d) Được voi đòi tiên là thành ngữ.
=> Ý nghĩa: tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
e) Nước mắt cá sấu là thành ngữ.
=> Ý nghĩa: sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
a) Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
– Mèo mả gà đồng: chỉ hạng người thiếu văn hóa, không thể giáo dục được nữa (như: mèo sống ở nghĩa địa, gà sông ở ngoài đồng không thể thuần hóa được).
VD: Toàn lũ mèo mả gà đồng với nhau.
– Chuột sa chĩnh gạo: chi sự may mắn gặp hoàn cảnh hoàn hảo, điều kiện sung sướng.
VD: Nó lấy được con trai nhà đó đúng là chuột sa chĩnh gạo
Học sinh có thể tìm thêm: chó cắn áo rách; chó chui gầm chạn; đầu voi đuôi chuột, chuột chạy cùng sào; như chó với mèo; lên voi xuống chó…
b) Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
– Cây nhà lá vườn: sản vật tự làm ra không phải mua bán ở nơi khác
VD: Mời bác ăn cơm, toàn cây nhà lá vườn cả, sạch sẽ và an toàn lắm.
– Im như thóc: im lặng, không nói lên một lời nào.
VD: Tại sao Hoa cứ im như thóc thế?
Học sinh có thể tìm thêm: tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa; cây cao bóng cả, bèo dạt mây trôi; cắn rơm cắn cỏ; dây cà ra dây muống; nói hành nói xáu, cây muốn lặng mà gió chẳng dừng…
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 123 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
– Chân trời góc bể bơ vơ.
(Nguyền Du – Truyện Kiều)
– Dù cho sông cạn đá mòn.
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.
(Tản Đà – Thề non nước)