Phần II
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 1 (trang 37 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại và cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ:
Trả lời:
– Trong các ví dụ vể các phương châm hội thoại đã học ngoại trừ hai tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Câu 2 (trang 37 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?
Trả lời:
– Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn.
– Phương châm hội thoại không được tuân thủ là phương châm về lượng.
– Người nói không tuân thủ vì không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất, người nói phải trả lời một cách chung chung “Có lẽ khoảng đầu thế kỷ XX”.
Câu 3 (trang 37 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
Trả lời:
– Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm về chất không được tuân thủ.
– Vì: Có thể đây là sự lựa chọn của người bác sĩ, vì nếu nói thật về tình trạng nguy kịch của người bệnh có thể sẽ khiến người bệnh suy sụp, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ. Người bác sĩ có thể không nói ra sự thật và động viên bệnh nhân lạc quan, đây là việc làm nhân đạo. Như vậy, để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đấy.
Câu 4 (trang 37 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này thế nào?
Trả lời:
– Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu “tiền bạc chỉ là tiền bạc” không đem lại cho chúng ta thông tin mới, tức là nó không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng nếu xét ý nghĩa hàm ẩn, ngụ ý của người nói, thì câu này chứa nội dung thông tin mới: tiền bạc chỉ là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là tất cả; có nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.
– Như vậy, có khi để gây chú ý, muốn thể hiện một ngụ ý nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại.