Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Thành Long. Truyện được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 9.
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo tài liệu Soạn văn 9: Lặng lẽ Sa Pa. Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 1
Soạn văn Lặng lẽ Sa Pa chi tiết
I. Tác giả
– Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
– Ông viết văn từ thời còn kháng chiến chống Pháp.
– Là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950),
- Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952),
- Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956),
- Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957),
- Tiếng gọi (truyện, 1960),
- Chuyện nhà chuyện xưởng (tập truyện ngắn, 1962),
- Trong gió bão (truyện vừa, 1963),
- Gang ra (tập bút ký, 1964)…
– Nguyễn Thành Long nhận được giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng vào năm 1953 cho tập bút ký “Bát cơm Cụ Hồ” (1952). Ngày 25 tháng 7 năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyển đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của nhà văn.
– Truyện được rút ra từ tập “Giữa trong xanh” (1972).
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Hình ảnh anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
- Phần 2: Tiếp theo đến “có vật gì như thế”. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, cô kĩ sư và bác họa sĩ.
- Phần 3. Còn lại. Cuộc chia tay của ba nhân vật.
3. Tóm tắt
Lặng lẽ Sa Pa nội dung chính kể về anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn thời tiết khắc nghiệt. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng để cung cấp các số liệu thời tiết đã thu thập được.
Trong một lần nọ, anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm. Anh đã kể cho họ nghe về công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện mỗi ngày. Ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh nên muốn vẽ một bức chân dung về anh. Nhưng anh đã từ chối và giới thiệu cho ông những người mà anh cho là xứng đáng hơn.
Khi ra về, anh tặng cho họ một làn trứng. Qua chuyến đi đó, anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật anh thanh niên
a. Đôi nét về nhân vật:
– Qua lời giới thiệu của bác lái xe:
- Tuổi tác: một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi
- Nghề nghiệp: công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu
- Nơi sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.
– Qua ấn tượng của người họa sĩ: người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.
=> Cách giới thiệu gián tiếp cho thấy hoàn cảnh sống cô đơn của anh thanh niên.
b. Nơi ở của anh thanh niên:
– Nơi ở: sạch sẽ, gọn gàng với một chiếc giường con, một bàn học và một giá sách.
– Cách sống: nuôi gà, trồng rau, đọc sách và tự học.
c. Công việc và suy nghĩ về công việc:
– Công việc hàng ngày: Có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày.
=> Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác cao. Dù vất vả, khó khăn nhưng anh thanh niên vẫn yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.
– Suy nghĩ về công việc:
- Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.
- Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc.
- Anh khâm phục những con người lao động khác: Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn, đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.
=> Một người nghiêm túc trong công việc, biết trân trọng những người xung quanh mình.
2. Các nhân vật khác
a. Ông hoạ sĩ:
– Một con người hết lòng vì nghệ thuật: đi thực tế trước khi về hưu, yêu mến anh thanh niên liền đem giấy bút ra phác họa anh ngay…
– Cảm xúc của người họa sĩ già trước anh thanh niên
- Xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bẻ nhỏ, khuôn mặt rạng rỡ.
- Ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh anh thanh niên đang hái hoa rồi tặng cho cô kỹ sư.
- Cảm thấy người con trai làm ông nhọc quá.
– Sau cuộc trò chuyện với anh thanh niên:
- Ông bày tỏ ý định muốn vẽ bức chân dung về anh.
- Nhận ra rằng nghệ thuật, hội hoạ bất lực trong hành trình cuộc đời. Vẽ là công việc khó nhọc, gian nan.
=> Một con người biết trân trọng những người lao động.
b. Cô kỹ sư:
– Tính cách dễ gần, hồn nhiên và lãng mạn: trông thấy anh thanh đang hái hoa, quên mất e lệ chạy đến bên anh, nhận lấy bó hoa mà anh đã cắt.
– Cô yêu mến bác họa sĩ và anh thanh niên: chăm chú lắng nghe câu chuyện của anh, cố tình để lại chiếc khăn tay làm tin nhưng bị anh vô tình ngây ngô trả lại…
– Sau cuộc gặp gỡ với anh thanh niên, càng thêm tin tưởng vào quyết định của bản thân.
=> Một con người trẻ trung, giàu nhiệt huyết nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
c. Một số nhân vật khác:
– Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: tỉ mỉ quan sát ong thụ phấn, tận tâm với công việc, tự tay thụ phấn cho cây su hào, nghiên cứu ra giống cây su hào chất lượng.
– Nhà nghiên cứu sét: cứ trời sét là chạy ra quan sát, liên tục trong 11 năm, không màng chuyện hạnh phúc cá nhân.
=> Họ chỉ hiện lên qua lời kể của anh thanh niên, nhưng đó đều là những con người say mê công việc của mình.
Soạn văn Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung ai, hiện lên trong suy nghĩ cái nhìn của nhân vật nào?
– Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa khá đơn giản: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên.
– Tác phẩm là “một bức chân dung” của anh thanh niên – một con người lao động bình thường trong cuộc sống.
– Bức chân dung được hiện ra qua suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kỹ sư.
Câu 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.
* Đôi nét về nhân vật:
– Qua lời giới thiệu của bác lái xe:
- Tuổi tác: một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi
- Nghề nghiệp: công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu
- Nơi sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.
– Qua ấn tượng của người họa sĩ: người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.
=> Cách giới thiệu gián tiếp cho thấy hoàn cảnh sống cô đơn của anh thanh niên.
* Nơi ở của anh thanh niên:
– Nơi ở: sạch sẽ, gọn gàng với một chiếc giường con, một bàn học và một giá sách.
– Cách sống: nuôi gà, trồng rau, đọc sách và tự học.
* Công việc và suy nghĩ về công việc:
– Công việc hàng ngày: Có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày.
=> Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác cao. Dù vất vả, khó khăn nhưng anh thanh niên vẫn yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.
– Suy nghĩ về công việc:
- Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.
- Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc.
- Anh khâm phục những con người lao động khác: Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn, đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.
=> Một người nghiêm túc trong công việc, biết trân trọng những người xung quanh mình.
Câu 3. Phân tích nhân vật ông họa sĩ
* Phân tích nhân vật ông họa sĩ:
– Một con người hết lòng vì nghệ thuật: đi thực tế trước khi về hưu, yêu mến anh thanh niên liền đem giấy bút ra phác họa anh ngay…
– Cảm xúc của người họa sĩ già trước anh thanh niên
- Xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bẻ nhỏ, khuôn mặt rạng rỡ.
- Ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh anh thanh niên đang hái hoa rồi tặng cho cô kỹ sư.
- Cảm thấy người con trai làm ông nhọc quá.
– Sau cuộc trò chuyện với anh thanh niên:
- Ông bày tỏ ý định muốn vẽ bức chân dung về anh.
- Nhận ra rằng nghệ thuật, hội hoạ bất lực trong hành trình cuộc đời. Vẽ là công việc khó nhọc, gian nan.
=> Một con người giàu tình yêu thương, biết trân trọng những người lao động..
* Ông họa sĩ và các nhân vật khác đã có những cảm nhận riêng của mình về anh thanh niên. Từ đó góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên hiện lên với cái nhìn khách quan, chân thực hơn.
Câu 4. Trong tác phẩm này có sự kết hợp giữa các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm và nêu tác dụng.
* Các chi tiết:
– Chất trữ tình đến từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng:
- Những rặng đào, những đàn bò lang, cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng.
- Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây từ kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
- Mây bị nắng xua, luồn cả và gầm xe.
- Những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè, nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…
– Chất trữ tình đến từ vẻ đẹp tâm hồn của con người:
- Anh thanh niên có cách sống, cách nghĩ đẹp đẽ.
- Bác họa sĩ là một người đam mê nghệ thuật, trân trọng cái đẹp.
- Cô kỹ sư trẻ trung, giàu nhiệt huyết và mơ mộng…
* Tác dụng: Giúp cho câu chuyện giống như một bài thơ, đẹp đẽ.
Câu 5. Phát biểu chủ đề của truyện:
Truyện Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng
II. Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật anh thanh niên và ông họa sĩ.
Gợi ý:
* Nhân vật anh thanh niên
(1). Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
– Giới thiệu qua về nhân vật anh thanh niên.
(2). Thân bài
a. Đôi nét về nhân vật:
– Qua lời giới thiệu của bác lái xe:
- Tuổi tác: một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi
- Nghề nghiệp: công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu
- Nơi sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.
– Qua ấn tượng của người họa sĩ: người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.
=> Cách giới thiệu gián tiếp cho thấy hoàn cảnh sống cô đơn của anh thanh niên.
b. Nơi ở của anh thanh niên:
– Nơi ở: sạch sẽ, gọn gàng với một chiếc giường con, một bàn học và một giá sách.
– Cách sống: nuôi gà, trồng rau, đọc sách và tự học.
c. Công việc và suy nghĩ về công việc:
– Công việc hàng ngày: Có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày.
=> Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác cao. Dù vất vả, khó khăn nhưng anh thanh niên vẫn yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.
– Suy nghĩ về công việc:
- Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.
- Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc.
- Anh khâm phục những con người lao động khác: Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn, đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.
=> Một người nghiêm túc trong công việc, biết trân trọng những người xung quanh mình.
(3). Kết bài
– Cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên:
– Một người yêu công việc, yêu đất nước
– Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc
* Nhân vật ông họa sĩ
(1). Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
– Giới thiệu về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa.
(2). Thân bài
– Một con người hết lòng vì nghệ thuật: đi thực tế trước khi về hưu, yêu mến anh thanh niên liền đem giấy bút ra phác họa anh ngay…
– Cảm xúc của người họa sĩ già trước anh thanh niên
- Xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bẻ nhỏ, khuôn mặt rạng rỡ.
- Ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh anh thanh niên đang hái hoa rồi tặng cho cô kỹ sư.
- Cảm thấy người con trai làm ông nhọc quá.
– Sau cuộc trò chuyện với anh thanh niên:
- Ông bày tỏ ý định muốn vẽ bức chân dung về anh.
- Nhận ra rằng nghệ thuật, hội hoạ bất lực trong hành trình cuộc đời. Vẽ là công việc khó nhọc, gian nan.
(3). Kết bài
Cảm nhận của em về ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa.
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung ai, hiện lên trong suy nghĩ cái nhìn của nhân vật nào?
- Cốt truyện đơn giản: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên.
- Tác phẩm là “một bức chân dung” của anh thanh niên – một con người lao động bình thường trong cuộc sống.
- Bức chân dung được hiện ra qua suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kỹ sư.
Câu 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.
- Tuổi tác: một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi
- Nghề nghiệp: công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu
- Nơi sống: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.
- Ngoại hình: Người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.
- Công việc hàng ngày: Có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày.
- Suy nghĩ về công việc: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi; khâm phục những con người lao động khác…
=> Nghiêm túc, say mê trong công việc.
Câu 3. Phân tích nhân vật ông họa sĩ.
– Một con người hết lòng vì nghệ thuật: đi thực tế trước khi về hưu, yêu mến anh thanh niên liền đem giấy bút ra phác họa anh ngay…
– Cảm xúc của người họa sĩ già trước anh thanh niên
- Xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bẻ nhỏ, khuôn mặt rạng rỡ.
- Ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh anh thanh niên đang hái hoa rồi tặng cho cô kỹ sư.
- Cảm thấy người con trai làm ông nhọc quá.
– Sau cuộc trò chuyện với anh thanh niên:
- Ông bày tỏ ý định muốn vẽ bức chân dung về anh.
- Nhận ra rằng nghệ thuật, hội hoạ bất lực trong hành trình cuộc đời. Vẽ là công việc khó nhọc, gian nan.
=> Một con người giàu tình yêu thương, biết trân trọng những người lao động.
* Ông họa sĩ và các nhân vật khác đã có những cảm nhận riêng của mình về anh thanh niên. Từ đó góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên hiện lên với cái nhìn khách quan, chân thực hơn.
Câu 4. Trong tác phẩm này có sự kết hợp giữa các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm và nêu tác dụng.
– Chất trữ tình đến từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng:
- Những rặng đào, những đàn bò lang, cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng.
- Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây từ kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
- Mây bị nắng xua, luồn cả và gầm xe.
- Những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè, nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…
– Chất trữ tình đến từ vẻ đẹp tâm hồn của con người:
- Anh thanh niên có cách sống, cách nghĩ đẹp đẽ.
- Bác họa sĩ là một người đam mê nghệ thuật, trân trọng cái đẹp.
- Cô kỹ sư trẻ trung, giàu nhiệt huyết và mơ mộng…
=> Giúp cho câu chuyện giống như một bài thơ, đẹp đẽ.
Câu 5. Phát biểu chủ đề của truyện
Truyện Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng
II. Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật anh thanh niên và ông họa sĩ.
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 3
Câu 1.
- Cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khá đơn giản, dễ hiểu: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên.
- Tác phẩm là “một bức chân dung” của anh thanh niên – một con người lao động bình thường trong cuộc sống.
- Bức chân dung được hiện ra qua suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kỹ sư.
Câu 2.
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện:
– Tuổi tác: Hai mươi bảy tuổi
– Nghề nghiệp: Công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu
– Nơi sống và làm việc: Đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.
– Ngoại hình: Người con trai có tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.
– Công việc hàng ngày: Có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày.
– Suy nghĩ về công việc: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi; khâm phục những con người lao động khác…
=> Anh thanh niên hiện lên là một con người khiêm tốn, thật thà và say mê lao động, yêu thích và trân trọng công việc của mình.
Câu 3.
Phân tích nhân vật ông họa sĩ:
– Một con người hết lòng vì nghệ thuật: đi thực tế trước khi về hưu, yêu mến anh thanh niên liền đem giấy bút ra phác họa anh ngay…
– Cảm xúc của người họa sĩ già trước anh thanh niên
- Xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bẻ nhỏ, khuôn mặt rạng rỡ.
- Ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh anh thanh niên đang hái hoa rồi tặng cho cô kỹ sư.
- Cảm thấy người con trai làm ông nhọc quá.
– Sau cuộc trò chuyện với anh thanh niên:
- Ông bày tỏ ý định muốn vẽ bức chân dung về anh.
- Nhận ra rằng nghệ thuật, hội hoạ bất lực trong hành trình cuộc đời. Vẽ là công việc khó nhọc, gian nan.
=> Một con người giàu tình yêu thương, biết trân trọng những người lao động.
Câu 4.
Các chi tiết tạo nên chất trữ tình:
– Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng:
- Những rặng đào, những đàn bò lang, cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng.
- Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây từ kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
- Mây bị nắng xua, luồn cả và gầm xe.
- Những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè, nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…
– Vẻ đẹp tâm hồn của con người:
- Anh thanh niên có cách sống, cách nghĩ đẹp đẽ.
- Bác họa sĩ là một người đam mê nghệ thuật, trân trọng cái đẹp.
- Cô kỹ sư trẻ trung, giàu nhiệt huyết và mơ mộng…
Câu 5.
Chủ đề của truyện: Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng.