1. Ngữ Văn 12 – tập 1
-
Tuần học 1 – Ngữ Văn 12
Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
-
Tuần học 2 – Ngữ Văn 12
Tuyên ngôn độc lập
Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
-
Tuần học 3 – Ngữ Văn 12
Tuyên ngôn độc lập (tiếp theo)
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
-
Tuần học 4 – SGK Ngữ Văn 12
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Mấy ý nghĩ về thơ
Đô – xtôi – ép -xki – Tác giả: Xte-phan-Xvai-gơ
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
-
Tuần học 5 – Ngữ Văn 12
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội
-
Tuần học 6 – Ngữ Văn 12
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
-
Tuần học 7 – SGK Ngữ Văn 12
Tây Tiến – Tác giả: Quang Dũng
Đọc thêm: Bên kia sông đuống – Tác giả: Hoàng Cầm
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
-
Tuần học 8 – Ngữ Văn 12
Việt Bắc – Tác giả: Tố Hữu
Luật Thơ
-
Tuần học 9 – Ngữ Văn 12
Việt Bắc (tiếp theo) – Tác giả: Tố Hữu
Phát biểu theo chủ đề
-
Tuần học 10 – Ngữ Văn 12
Đất nước – Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước – Tác giả: Nguyễn Đình Thi (đọc thêm)
Luật thơ (tiếp theo)
-
Tuần học 11 – Ngữ Văn 12
Thực hành một số biện pháp tu từ ngữ âm
Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
-
Tuần học 12 – Ngữ Văn 12
Tiếng hát con tàu – Tác giả: Chế Lan Viên
Dọn về làng – Tác giả: Nông Quốc Chấn
Đò Lèn – Tác giả: Nguyễn Duy
Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp
-
Tuần học 13 – Ngữ Văn 12
Sóng – Tác giả: Xuân Quỳnh
Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
-
Tuần học 14 – Ngữ Văn 12
Đàn ghi ta của Lorca – Tác giả: Thanh Thảo
Bác Ơi – Tác giả: Tố Hữu
Tự Do – Tác giả: P.Ê-Luy-A
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
-
Tuần học 15 – Ngữ Văn 12
Quá trình văn học và phong cách văn học
-
Tuần học 16 – Ngữ Văn 12
Người lái đò sông Đà – Tác giả: Nguyễn Tuân
Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
-
Tuần học 17 – Ngữ Văn 12
Ai đã đặt tên cho dòng sông – Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường
Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
-
Tuần học 18 – Ngữ Văn 12
Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
2. Ngữ Văn 12 – tập 2
-
Tuần học 19 – Ngữ Văn lớp 12
Vợ chồng A Phủ – Tác giả: Tô Hoài
Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học (Ngữ văn lớp 12)
-
Tuần học 20 – Ngữ Văn lớp 12
Nhân vật giao tiếp
-
Tuần học 21 – Ngữ Văn lớp 12
Vợ nhặt – Tác giả: Kim Lân
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
-
Tuần học 22 – Ngữ Văn lớp 12
Rừng Xà Nu – Tác giả: Nguyễn Trung Thành
Bắt Sấu Rừng U Minh Hạ – Tác giả: Sơn Nam
-
Tuần học 23 – Ngữ Văn lớp 12
Những đứa con trong gia đình – Tác giả: Nguyễn Thi
Viết bài làm văn số 6: Nghị Luận Văn Học
-
Tuần học 24 – Ngữ Văn lớp 12
Chiếc thuyền ngoài xa – Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Thực hành về hàm ý
-
Tuần học 25 – Ngữ Văn lớp 12
Mùa lá rụng trong vườn – Tác giả: Ma Văn Kháng
Một người Hà Nội – Tác giả : Nguyễn Khải
Thực hành về hàm ý (tiếp theo)
-
Tuần học 26 – Ngữ Văn lớp 12
Thuốc – Tác giả: Lỗ Tấn
Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
-
Tuần học 27 – Ngữ Văn lớp 12
Số phận con người – Tác giả: Sô lô khốp
-
Tuần học 28 – Ngữ Văn lớp 12
Ông già và biển cả – Tác giả: Hê-minh-uê
Diễn đạt trong văn nghị luận
-
Tuần học 29 – Ngữ Văn lớp 12
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt – Tác giả: Lưu Quang Vũ
Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
-
Tuần học 30 – Ngữ Văn lớp 12
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Tác giả: Trần Đình Hượu
Phát biểu tự do
-
Tuần học 31 – Ngữ Văn lớp 12
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Văn bản tổng kết
-
Tuần học 32 – Ngữ Văn lớp 12
Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ôn tập phần làm văn – Ngữ văn 12
-
Tuần học 33 – Ngữ Văn lớp 12
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Tổng kết phần tiếng việt lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
-
Tuần học 34 – Ngữ Văn lớp 12
Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 2
-
Tuần học 35 – Ngữ Văn lớp 12
Kiểm tra tổng hợp cuối năm – Ngữ văn 12
* Các tác phẩm giảm tải trong chương trình Ngữ Văn 12
STT
Chủ đề
Văn bản
1
Văn học
Rừng xà nu
2
Bắt sấu rừng U Minh Hạ
3
Những đứa con trong gia đình
4
Mùa lá rụng trong vườn (trích)
5
Một người Hà Nội
6
Thuốc
7
Ông già và biển cả (trích)
8
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)
9
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
10
Ôn tập phần Văn học
11
Tiếng Việt
Nhân vật giao tiếp
12
Thực hành về hàm ý (2 bài)
13
Phong cách ngôn ngữ hành chính
14
Tổng kết phần Tiếng Việt (3 bài)
15
Làm văn
Rèn luyện kĩ năng mở bài
16
Kết bài trong bài văn nghị luận
17
Diễn đạt trong văn nghị luận (2 bài)
18
Phát biểu tự do
19
Văn bản tổng kết
Tham khảo ngay bộ sổ tay bí kíp tổng hợp kiến thức và các kỹ năng làm mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc gia
3. Tầm quan trọng của việc học tốt Ngữ Văn đối với học sinh lớp 12
3.1. Tối đa hóa điểm số, phục vụ cho kỳ thi THPT Quốc gia
Môn Ngữ Văn là một trong các môn học chính rất quan trọng, nó chiếm thờ lượng lớn trong chương trình học của của học sinh các cấp. Không chỉ vậy, môn học này còn là 1 trong 3 môn bắt buộc của kỳ thi THPT Quốc Gia. Bởi vậy, các bạn học sinh cần nắm ít nhất là kiến thức cơ bản để có thể dành được điểm đạt tốt nghiệp. Còn các bạn học sinh đăng ký khối xã hội thì bắt buộc phải học tốt môn Ngữ văn để có thể đạt được điểm số tốt nhất. Bởi điểm số môn này là 1 phần lớn quyết định đến lựa chọn ngành học trong trương lai của các bạn.
3.2. Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp
Mỗi bài học của môn Văn sẽ giúp các bạn học sinh thấy rõ được vai trò và tác dụng của môn học này đối với cuộc sống của mỗi con người. Việc học tốt Ngữ văn không chỉ hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất cao đẹp nhất; có tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, mà còn trở thành người chăm chỉ sống trung thực và là người có trách nhiệm.
Qua các tác phẩm văn học hay và đặc sắc, môn ngữ văn đem lại cho học sinh cơ hội biết khám phá bản thân và thế giới xung quanh chúng ta. Đồng thời các em có lòng thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia lẫn nhau, có lòng vị tha, trắc ẩn, có cá tính riêng và đời sống tâm hồn phong phú. Việc học tốt môn Văn còn giúp bạn học có quan niệm sống tốt và ứng xử nhân văn. Tóm lại, các tác phẩm văn học bồi dưỡng cho học sinh tình yêu mãnh liệt đối với tiếng Việt và văn học, giúp các em có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc của mỗi người để góp phần giữ gìn, đồng thời phát triển các giá trị văn hóa của Việt Nam.
3.3. Trau dồi khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo
Việc học tốt môn văn còn khiến suy nghĩ của các bạn trở nên logic hơn. Khi học văn, bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ và lập tức biến những suy nghĩ ấy thành những câu văn viết trên giấy. Điều này dần kích thích sự tư duy sáng tạo của bộ não, từ đó giúp khả năng ứng biến, giải quyết tình huống của bạn tốt hơn.
Sau một khoảng thời gian rèn luyện cách học văn hiệu quả, các bạn học sẽ cảm thấy bất ngờ về cách ứng xử, xử lý một vấn đề nào đó gặp phải trong các cuộc tranh luận của mình. Tất cả các vấn đề đều trở nên dễ dàng hơn và có sự linh động hơn, bạn có thể xử lý tình huống trơn tru, mềm mại hơn với suy nghĩ sáng tạo, logic của bản thân mình.
3.4. Phát triển năng lực giao tiếp
Việc học môn Ngữ văn sẽ cung cấp rất nhiều kiến thức cho chúng ta về các loại câu, từ vựng, hay cách sử dụng câu từ đúng ngữ cảnh,… Đây là những điều quan trọng và rất cần thiết giúp chúng ta trau dồi thêm cho mình những kỹ năng giao tiếp trong nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.
Khi bạn biết cách để học tốt môn văn, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy được sự thay đổi bất ngờ ở trong mọi hoàn cảnh giao tiếp của mình. Các bạn có thể nói chuyện một cách lưu loát hơn, biết chắt lọc các thông tin để chia sẻ với người khác để họ có thể dễ dàng nắm bắt hết ý nghĩa câu nói bạn muốn truyền tải. Các bạn cũng có thêm được vốn kiến thức rộng rãi hơn để dễ dàng bắt chuyện với mọi người trong nhiều hoàn cảnh và về nhiều lĩnh vực khác nhau.
4. Phương pháp học giỏi môn Văn cho học sinh lớp 12
Để học tốt môn Ngữ văn có khá nhiều cách, nhưng quan trọng là các bạn học phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp nhất đối với bản thân. Các bạn có thể lựa chọn tham khảo những cách sau đây để giúp bản thân học tốt môn học này.
4.1. Hiểu đúng về môn Văn
Nhiều người có suy nghĩ rằng môn văn chỉ phù hợp với những người có năng khiếu về văn học. Vậy để trả lời cho câu hỏi “làm sao để học giỏi văn?” thì đầu tiên chúng ta cần phải bỏ suy nghĩ ấy để có thể hiểu đúng về môn học này.
Các bạn hãy coi nó là một môn học bình thường như các môn khác và chúng ta hoàn toàn có thể học tốt Ngữ văn nếu chúng ta hiểu bản chất của nó và tìm ra được phương pháp học môn Văn thích hợp nhất. Điều quan trọng là các bạn cần có suy nghĩ đơn giản hơn về môn học này để tránh được sự sợ hãi cũng như sự áp lực đối với môn học này.
4.2. Tập trung nghe giảng và ghi nhớ nội dung của bài
Bên cạnh việc hiểu đúng về môn Ngữ văn, việc học tốt môn học này còn phụ thuộc vào việc bạn có bám sát theo nội dung bài học đã được giảng trên lớp hay không. Bởi vậy, một phương pháp để học giỏi văn tiếp theo đó là hãy thật tập trung nghe giáo viên giảng và ghi chép đầy đủ những ý chính trong những buổi học trên lớp.
Hiện nay có khá nhiều bạn học sinh không chú ý nghe giảng, làm việc riêng trong giờ nên đã bỏ phí bài giảng, nếu kiến thức môn văn bị đứt quãng chắc chắn các bạn sẽ không thể hiểu được môn học này. Chính việc chú ý tập trung lắng nghe bài giảng không chỉ khiến thầy cô có thêm hứng thú tận tình giảng bài, truyền đạt kiến thức cho bạn mà nó còn giúp các bạn ghi nhớ bài học một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị bài bằng cách soạn bài ngữ văn 12 trước khi đến lớp, gạch chân dưới những ý chính hoặc có thể sử dụng sơ đồ tư duy để ôn luyện lại kiến thức.
4.3. Rèn luyện tinh thần tự giác học hỏi
Việc rèn luyện cho bản thân tính tự giác khi học tập để tránh lãng phí những thời gian rảnh chính là câu trả lời quan trọng nhất cho câu hỏi “Làm cách nào để học giỏi văn?”. Bởi vậy, hãy không ngừng tìm tòi và cải thiện khả năng của mỗi bạn bằng cách tự mình lên kế hoạch cho bản thân chứ không phải phụ thuộc vào sự ép buộc từ ai.
4.4. Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ tốt hơn
Mỗi khi học văn, nếu các bạn học sinh cảm thấy bài giảng quá dài hay có quá nhiều ý khiến bạn lan man, khó nhớ để học thì hãy gạch chân dưới những ý chính, quan trọng được giáo viên lưu ý nhiều trong bài. Sau đó có thể sử dụng sơ đồ tư duy để học dàn ý. Ý chính sẽ nằm ở giữa, các ý phụ sẽ là những nhánh nhỏ đâm ra. Sơ đồ tư duy có sự kết hợp giữa chữ, hình ảnh, màu sắc được sắp xếp khoa học.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em học sinh khai triển ý chính trong bài dễ dàng hơn từ đó nhớ bài nhanh hơn. Việc vẽ sơ đồ tư duy cho môn ngữ văn tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả nó giúp học sinh tăng khả năng tư duy, phân tích và lập luận và đặc biệt là giúp bạn đi đúng hướng cho bài học.
Qua bài viết này, VUIHOC mong rằng có thể cung cấp cho các em chi tiết chương trình soạn bài Ngữ Văn 12. Từ đó giúp các em hiểu được sự quan trọng của việc học tốt môn học này nhằm giúp bạn học nắm bắt được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học khác như Toán 12, Hóa 12 hay Lý 12 thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!