Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
- Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
II – LUYÊN TÂP1. Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây:- Một em bé chừng 4 – 5 tuổi;- Một cụ già cao tuổi;- Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.2. Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.3. Đoạn văn sau đã bị xoá đi hai chỗ trong ngoặc (…). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào ? Em thử đoắn xem ông Cản. Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì ?Trên thểm cao, ông Cẩn Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ong ngồi một mình một chiếu, người ông đỏ như (…), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (…) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vất(Theo Kim Lân)BẢI 23Kết quả cần đạt • Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài Đêm nay Bác không ngủ.s. Nắm đ >L گیر ۔۔۔۔۔ گھیرے A ll-aO – trong nghệ thuật miêu tả và kểchuyện củ bài thơ. • Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của chúng. • Tả lại được bằng miệng một cảnh hay một hình ảnh trong một văn bản Vừa hoc.VẢN BẢNĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦAnh đội viên(1) thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồiĐêm nay Bác không ngủLặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm(2) Ngoài trời mưa lâm thâm(3) Mái lều tranh xơ xácAnh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn(4) Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột{5) Bác nhón chân nhẹ nhàngAnh đội viên mơ màng(6) Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng (7) Ấm hơn ngọn lửa hồng Thổn thức(8) cả nỗi lòng Thầm thì anh hỏi nhỏ: – Bác ơi ! Bác chưa ngủ ? Bác có lạnh lắm không ?- Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Vâng lời anh nhắm mắt Nhưng bụng vẫn bồn chồn” Không biết nói gì hơn Anh nằm lo Bác ốm Lòng anh cứ bề bộn'(”’) Vì Bác vẫn thức hoài Chiến dịch”) hãy còn dài Rừng lắm dốc, lắm ụ Đêm nay Bác không ngủ Lấy sức đâu mà đi… Lần thứ ba thức dậyAnh hốt hoảng giật mình: Bác vẫn ngồi đinh ninh(**) Chòm râu im phăng phắcĐêm nay Bác không ngủ (Phù điêu nhôm của Hà Trí Dũng) Anh vội vàng nằng nặc(13); – Mời Bác ngủ Bác ơi ! Trời sắp sáng mất rồi Bác ơi! Mời Bác ngủ !- Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thức thì mặc Bác Bác ngủ không an lòngBác thương đoàn dân công (14) Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chănTrời thì mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt! Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mauAnh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng BácĐêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.1951(Minh Huệ(*), in trong Thơ Việt Nam 1945-1975 NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976)5 NGUVAN62A 65Chú thích (*) Minh Huệ (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đêm nay Bác không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. (1) Đội viên: ở đây là chiến sĩ quân đội (phân biệt với cán bộ chỉ huy), cách gọi thường dùng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. (2) Trầm ngâm: có dáng vẻ lặng lẽ, suy nghĩ về một điều gì đó. (3) Mưa lâm thâm: mưa nhỏ nhưng mau hạt và kéo dài; cũng gọi là mưa lâm râm. (4) Dém chăn: giắt mép chăn xuống phía dưới thân người nằm để giữ hơi ấm. (5) Giật thột (tiếng địa phương): giật mình. (6) Mơ màng : trạng thái chập chờn, nửa thức, nửa ngủ. (7) Cao lồng lộng: cao tới mức cảm thấy như vô cùng tận (lồng lộng còn có nghĩa khác:(gió thổi) rất mạnh ở nơi trống trải). (8) Thổn thức: có hai nghĩa: a) khóc thành những tiếng ngắt quãng như cố nén mà không được; b) trạng thái có những tình cảm làm xao xuyến, không kìm nén được; ở đây dùng theo nghĩa thứ hai. (9) Bồn chồn : trạng thái tình cảm nôn nao, thấp thỏm. (10). Bề bộn : nhiều và lộn xộn, ở đây chỉ tâm trạng có nhiều điều lo lắng không yên. (11). Chiến dịch: toàn bộ các cuộc chiến đấu trên chiến trường trong một thời gian, được tổ chức theo một kế hoạch và mục đích nhất định; ở đây là chiến dịch Biên giới Cao – Lạng năm 1950. (12) Đinh ninh: có hai nghĩa: a) tin chắc vào điều gì đó; b) trước sau vẫn thế, không thay đổi; ở đây dùng với nghĩa thứ hai. (13). Nằng nặc:(đòi xin) một mực cho kì được. (14). Dân công: người dân được huy động đi làm nghĩa vụ lao động công ích; ở đây là đi phục vụ mặt trận.66 5-NGUMAN62-BĐọc-HIÊU VẢN BẢN1. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì ? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó.2. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ ?3. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác Hồ trong hai lần đó.* Vì sao trong bài thơ tác giả không kể lần thứ hai ? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào ?4. Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì ? (số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ thơ, cách gieo vần trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ). Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không? 6. Tìm những từ láy trong bài và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.Ghi nhớ • Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. • Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.Tập đọc diễn cảm bài thơ và học thuộc lòng năm khổ thơ đầu. Dựa theo bài thơ, em hãy viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.