Ly hôn là bước đường cuối cùng mà các cặp vợ chồng thường nghĩ đến khi không tìm được tiếng nói chung, mục đích hôn nhân không thể đạt được. Ngoài việc ly hôn thuận tình đến từ cả hai phía vợ và chồng thì pháp luật còn ghi nhận thủ tục ly hôn đơn phương. Vậy, ly hôn đơn phương là gì, khi thực hiện thủ tục này cần phải chuẩn bị và lưu ý điều gì?
Bài viết ngày hôm nay của Công ty Luật sẽ giải đáp các vấn đề nói trên.
1. Ly hôn đơn phương là gì?
Ly hôn đơn phương là việc một bên vợ hoặc chồng yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân mà không phải do các bên cùng thuận tình, nghĩa là một bên muốn kết thúc quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý, trong khi bên còn lại thì không.
Thủ tục ly hôn đơn phương có gì khác biệt so với thuận tình ly hôn, mời các bạn theo dõi các phần tiếp theo của bài viết.
2. Ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, người được yêu cầu ly hôn đơn phương là: người vợ hoặc người chồng hoặc cha, mẹ, người thân thích của người vợ/chồng trong trường hợp người này do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Tuy nhiên cần lưu ý là người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, vợ hoặc chồng hoặc cha, mẹ, người thân thích của vợ hoặc chồng là những đối tượng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương.
(Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
3. Những trường hợp không được đơn phương ly hôn
Ly hôn đơn phương không phải là yêu cầu dễ dàng được chấp thuận bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ vợ chồng, tài sản và tác động sâu sắc đến con trẻ. Do đó, pháp luật cũng quy định những trường hợp không được đơn phương ly hôn. Điển hình là trường hợp người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được đơn phương ly hôn.
4. Nộp đơn ly hôn đơn phương ở đâu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có yêu cầu ly hôn đơn phương nộp đơn đến Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nghĩa là nếu người vợ muốn đơn phương ly hôn thì sẽ nộp đơn ở Tòa án huyện nơi người chồng cư trú, làm việc và ngược lại.
Ví dụ: Anh A và chị B kết hôn năm 2015. Nay vợ chồng đã ly thân và không cùng chung sống, anh A cư trú tại Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Chị B nếu muốn ly hôn đơn phương thì sẽ nộp đơn tại Tòa án nhân dân TP. Thủ Đức nơi anh A cư trú.
5. Hồ sơ cần chuẩn bị để yêu cầu ly hôn đơn phương
Vợ/chồng có yêu cầu ly hôn đơn phương cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
1. Đơn xin ly hôn;
2. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
3. Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng;
4. Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu của vợ và chồng
5. Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung giữa vợ chồng);
6. Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh tài sản chung như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (nếu có);
7. Chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa thì cũng phải cung cấp cho Tòa án (nếu có).
6. Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương năm 2022 như thế nào?
Quy trình giải quyết đối với việc ly hôn đơn phương cũng tương tự với việc thuận tình ly hôn, cụ thể:
7. Con cái và tài sản khi yêu cầu ly hôn đơn phương được giải quyết như thế nào?
Vấn đề về tài sản chung của vợ chồng, ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con cái, mức cấp dưỡng cho con rất quan trọng và cần được thỏa thuận, giải quyết khi tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương. Các bạn có thể tham khảo bài viết ly hôn quyền nuôi con được giải quyết thế nào của công ty luật CIS để biết thêm về vấn đề này.
8. Khi ly hôn đơn phương, cần lưu ý điều gì?
Thứ nhất, trừ các trường hợp vắng mặt do có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt, hoặc có người đại diện tham gia phiên tòa hoặc vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì người có yêu cầu ly hôn đơn phương không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Nếu người yêu cầu ly hôn vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu này.
Thứ hai, trước khi quyết định ký vào đơn xin đơn phương ly hôn, bạn cần cân nhắc thật kỹ, cũng như tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật có liên quan. Vì trên thực tế, các vụ việc đơn phương ly hôn thường phức tạp và kéo dài, bởi khi vợ hoặc chồng đã không còn tiếng nói chung thì các bên cũng khó lòng đạt được những đồng thuận liên quan đến việc ly hôn, nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng con cái, phân chia tài sản…v.v, phần vì các bên cũng chưa am hiểu quy định pháp luật.
Thứ ba, trên thực tế, rất nhiều trường hợp một bên đơn phương xin ly hôn, bên kia không đồng ý, nên đã tìm mọi cách gây khó khăn, cản trở, khiến việc ly hôn kéo dài. Phổ biến là trường hợp một bên cố tình không cung cấp các giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn.
Do vậy, khi đã quyết định việc ly hôn, bạn cần chuẩn bị giấy tờ trước khi thông báo với bên còn lại. Trong trường hợp bạn không thể có các giấy tờ như đã trình bày ở mục 5 trên, bạn có thể liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trích lục hoặc xác nhận giấy tờ.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục ly hôn đơn phương năm 2022. Nếu bạn có nội dung nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Luật sư Công ty Luật CIS theo thông tin sau:
Luật sư, Công ty Luật CIS – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582 Hotline: 0916.568.101 Email: info@cis.vn