Ốc mượn hồn hay còn gọi là cua ẩn sĩ một trong những loài vật đặc biệt. Ngay cả cái tên cũng đã rất thú vị, được biết cái tên này xuất phát từ việc sống “ở nhờ” của chúng. Vậy ốc mượn hồn là loài vật như thế nào, cách nuôi ra sao, hiệu quả kinh tế nó mang lại là gì? Hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu về loài vật khá thú vị này nhé!
Ốc mượn hồn hay cua ẩn sĩ là gì?
Ốc mượn hồn là một loài động vật thuộc ngành động vật không xương sống và nằm trong bộ giáp xác người. Tên tiếng anh của loài này là Paguroidea.
>>>Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của ốc táo vàng trong bể cá
Ốc mượn hồn còn có tên gọi khác là cua ẩn sĩ, tôm ở nhờ, tôm kí cư. Những loài động vật này sinh sống và ẩn mình bên trong vỏ ốc, sò rỗng. Lớp vỏ bên ngoài được xem như lớp áo giáp bảo vệ cơ thể của chúng khỏi kẻ thù săn đuổi. Vì sống dựa vào việc vay mượn vỏ của các loài khác nên cái tên ốc mượn hồn cũng từ đây mà có.
Ốc mượn hồn sống ở đâu ?
Ốc mượn hồn sống được ở hai loại môi trường:
- Một nhóm ốc mượn hồn sống ở trên cạn: Loài này có tên tiếng anh là Land Hermit Crab, tên tiếng việt là cua ẩn sĩ cạn. Loài ốc này hay ẩn mình dưới những bãi cát, trong hốc đá. Đây là loài ốc mượn hồn được nuôi làm cảnh phổ biến nhất.
- Một nhóm ốc mượn hồn sống dưới biển: Loài này có tên là Marine Hermit Crab.Chúng sống ẩn mình ở các vùng biển sâu nhiệt đới, sâu dưới lớp cát hiếm khi lên đất liền. Đặc biệt ốc mượn hồn loại này thường sống tập trung rất đông đúc.
Đặc điểm, kích thước ốc mượn hồn?
Có thể nói ốc mượn hồn là một trong những loài động vật có đặc điểm rất đặc biệt. Tuy sống ở hai môi trường khác nhau nhưng cơ thể chúng có những đặc điểm và cấu tạo tương tự nhau.
- Xem thêm: Ốc bông
Về đặc điểm:
- Ốc mượn hồn có cấu tạo mềm, cơ thể tạo thành hình xoắn ốc để dễ chui vào những vỏ ốc trống và biến chứng thành nhà của mình. Phần vỏ “vay mượn” này không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là nơi bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi. Chính vì cấu tạo phần thân mềm nên việc mượn một chiếc vỏ cứng cáp là điều cần thiết với loài vật này.
- Ốc mượn hồn có 4 chân, nhưng đa phần chúng ít khi nào đẻ lộ toàn bộ chân ra ngoài. Vì vậy bạn khó có thể quan sát được toàn bộ chân của chúng.
- Chúng thường có màu sắc sặc sỡ đặc biệt là loài ốc mượn hồn sống dưới nước.
- Tùy theo môi trường sống mà loài này có thể sống từ 20-40 năm
>>>Xem thêm: Bạn biết gì về con càng đước?
Về kích thước ốc mượn hồn:
- Kích thước của từng loại này là khác nhau và nằm trong khoản trung bình từ 2-25cm.
- Loài nhỏ nhất có kích thước chỉ từ vài mm đại diện là loài có một mai (carapace)
- Loài lớn nhất có kích thước lớn nhất có kích thước to bằng một quả dừa, gọi là cua dừa hay Birgus latro. Đây là loài động vật không xương sống trên cạn lớn nhất lớn nhất thế giới.
Tập tính của ốc mượn hồn có gì đặc biệt?
Có một số người vẫn hay lầm tưởng rằng loài vật này sống riêng lẻ. Tuy nhiên trên thực tế lại sống theo bầy đàn từ vào chục đến vài trăm con. Để hiểu rõ tập tính của ốc mượn hồn ta chia chúng thành ba loại lớn sau:
-
Ốc mượn hồn lột xác
Vì là loài giáp xác nên đặc tính lột xác là điều hoàn toàn bình thường đối với loài này. Chúng sẽ lột bỏ đi lớp vỏ cứng cũ để thay mới hoàn toàn bằng lớp vỏ mới. Đối với một số con bị thương hay khuyết các chi hay càng thì sẽ nhân cơ hội này để phục hồi và tái tạo lại.
Những dấu hiệu cho thấy chúng sắp trải qua quá trình lột xác thì sẽ có những thay đổi rõ rệt. Chúng thường lang thang, hạn chế các hoạt động của râu, màu da bị xỉn lại, màu sắc cơ thể chuyển sang màu xám hoặc tái nhạt. Một số con sẽ tự cô lập mình, tách khỏi bầy đàn chờ đến ngày lột xác
-
Ốc mượn hồn thay vỏ
Đây là loài nửa của nửa ốc. Vì là vay mượn vỏ của một loại khác nên khi lớn lên, co thể phát triển chúng buộc phải có chiếc vỏ khác để thay thế cho tương thích với cơ thể hiện tại. Loài ốc này thường dùng râu để giao tiếp. Điều đặc biệt của loài này là khi đổi vỏ ốc chúng sẽ không giành giật hay chiến đấu với nhau, mà sẽ xếp hàng theo thứ tự để đổi vỏ cho nhau.
Một điều thú vị nữa là nếu chúng cùng tìm được một vỏ ốc lớn phù hợp với mình, thì ốc mượn hồn sẽ san sẻ với nhau. Chúng sẽ lần lượt chui vào vỏ ốc, bắt đầu từ con lớn nhất cho đến con nhỏ nhất cho đến khi vỏ ốc hết chỗ trống.
-
Ốc mượn hồn cộng sinh cùng hải quỳ
Đây là loài nửa là ốc mượn hồn nửa kia là hải quỳ. Những mối quan hệ này chỉ kéo dài khi cả hai hợp tác dựa trên quan hệ cộng sinh hỗ trợ lẫn nhau. Sự hợp tác này là do Hải quỳ muốn tìm nơi trú ẩn an toàn. Khi đó chúng sẽ bám lên vỏ của ốc mượn hồn. Nhằm tìm cộng sinh, hợp tác tìm nguồn thức ăn và bảo vệ bản thân.
Ở quan hệ này hải quỳ sẽ nhờ vào sự di chuyển của ốc mượn hồn, sẵn đó tìm nguồn thức ăn trên đường đi. Còn ốc mượn hồn thì nhờ vào việc hải quỳ bám vào để ngụy trang tránh né kẻ thù. Mối quan hệ này hoàn toàn đảm bảo quy sinh tắc cộng sinh, hai bên cùng có lợi.
Cách phân loại ốc mượn hồn
Để phân biệt được các loại ốc mượn hồn ta chia ra làm hai loại lớn là ốc mượn hồn trên cạn và ốc mượn hồn dưới nước. Tùy vào trên cạn và dưới nước mà có những điểm phân biệt riêng. Muốn phân biệt, bạn có thể quan sát râu và mắt và màu sắc bên ngoài của chúng.
Ốc mượn hồn sống trên cạn
Những loài ốc mượn hồn trên cạn đại diện là các loại sau: Coenobita Rubescens, Coenobita Scaevola, Coenobita Spinosus, Coenobita Compressus, Coenobita Clypeatus. Với các đặc điểm sau:
- Ốc mượn hồn trên cạn có râu khỏe và linh hoạt hơn dưới nước
- Mắt dẹt hơn, râu linh hoạt
Ốc mượn hồn sống ở dưới nước
Những loài ốc mượn hồn dưới nước phổ biến như: Cua dừa, Pertatus, Brevis, Violasen, Rugosus. Với các đặc điểm sau:
- Ốc mượn hồn dưới nước thường có màu sắc sặc sỡ
- Mắt tròn xoe, râu yếu ớt
- Vỏ to hơn thân
Cách nuôi ốc mượn hồn làm thú cưng
Vì đặc điểm lạ mắt và mang trên mình những màu sắc sặc sỡ. Ốc mượn hồn trở thành thú cưng của nhiều gia đình.Đặc biệt hơn là ốc mượn hồn không tạo ra mùi hôi, dù cho chúng có bài tiết cũng không phát ra bất kỳ mùi hôi nào. Dạo gần đây việc nuôi ốc mượn hồn làm cảnh rất phổ biến. Nó như một thú nuôi mới lạ và thú vị thay vì nuôi chó hay cá cảnh, ốc mượn hồn là một trong những lựa chọn khá thú vị.
Hồ nuôi ốc mượn hồn như thế nào?
Ốc mượn hồn như đã nói ở trên thì có chia làm hai loại là trên cạn và dưới nước. Tuy loại dưới nước có nhiều màu sắc đẹp hơn những loại này bạn phải có kinh nghiệm thì mới có thể nuôi sống được. Ốc mượn hồn trên cạn thì hoàn toàn ngược lại, chúng dễ nuôi hơn rất nhiều.
Giống như việc nuôi cá cảnh, ốc mượn hồn cần có một hồ nuôi lý tưởng. Hồ nuôi phải đáp ứng được đặc điểm của ốc mượn hồn, cũng như mô tả lại một cách đúng nhất về môi trường sống của chúng.
Chuẩn bị những vật dụng cho một bể nuôi ốc mượn hồn bao gồm:
- Chuẩn bị một hồ nuôi thủy tinh với kích thước chiều dài 50cm, chiều rộng 30cm và chiều cao 35cm.
- Chuẩn bị 20kg cát trắng.
- 5 viên đá da voi.
- 20 viên đá xây dựng nhỏ có kích thước 1cm x 2cm.
- 2 chén nhỏ bằng thủy tinh dài 10cm, rộng 5cm và cao 4cm. Dùng làm đựng nước muối và đựng nước tinh khiết.
- 1 chén thủy tinh hình tròn với đường kính 8cm và chiều cao 1cm. Dùng làm đựng thức ăn.
- 1 máy phun sương mini
- 2 bịch muối biển thô
Cách làm hồ nuôi ốc mượn hồn đơn giản
Quá trình thực hiện như sau:
- Đá vôi và đá xây dựng khi mới mua về thì ngâm khoảng 30 và lấy bàn chải chà sạch các chất bẩn.
- Hồ thủy tinh cũng nên ngâm với nước muối khoảng 6 tiếng.
- Cát trắng rửa đến khi nào không còn đục nữa và trải ra phơi khô.
- Trải cát trắng vào hồ. Đảm bảo độ cao của cát là 10cm.
- Lắp 2 chén nước kề nhau vào hồ. Trải vài viên đá xây dựng xung quanh để khi Ốc Mượn Hồn tới uống nước sẽ sạch sẽ hơn. Bỏ thêm vài viên vào chén nước, nếu có em nào rơi vào thì có thể tự bò ra được.
- Bỏ đá da voi và, đè mạnh xuống cát để giữ vững khi ốc leo lên.
- Lắp máy phun sương với tỉ lệ pha nước muối là 1 nắp chai muối biển thô + 1 chai nước suối Aquafina. Lưu ý không được dùng muối i-ốt nhé.
Thức ăn của ốc mượn hồn là gì?
Việc nuôi một con vật gì đó thì thức ăn của chúng là vấn đề quan trọng cần nhắc đến. Chúng là loài ăn tạp, nó ăn được rất nhiều thứ. Từ những món bình thường cho đến những món đắt tiền như: Cơm nguội, thịt bò sống, tôm sống.
Ngoài ra bạn có thể thay đổi khẩu phần ăn của chúng như khoai lang sữa, chuối chín, khoai lang tím, thanh long ruột đỏ, bắp luộc, kiwi chín, cơm dừa, củ sắn, chôm chôm, mít chín, xoài chín.
Ốc Mượn Hồn uống 2 loại nước là nước tinh khiết và nước muối pha loãng. Đối với nước muối pha loãng sẽ có độ mặn là 3%, cũng chính là độ mặn của nước biển.
Lưu ý nước muối pha loãng:
- Cần chú ý liều lượng muối (3 nắp muối hột pha với 500ml nước ngọt)
- Sử dụng muối hột, không sử dụng muối i-ốt cho ốc mượn hồn khi làm nước uống
Cách chăm sóc ốc mượn hồn
Ốc mượn hồn khá nhạy cảm về tiêu hóa. Khi mua về nhà trong vòng 12 tiếng từ cửa hàng, không nên cho chúng ăn, vì dễ gây rối lối tiêu hóa. Thay vào đó bạn có thể cho chúng uống nước. Hạn chế đụng chạm đến ốc mượn hồn, vì khi đến nơi ở mới chúng hay bị căng thẳng trong vài ngày.
Ốc mượn hồn cần môi trường ẩm ướt để có thể thở được nên việc tạo và duy trì môi trường ẩm cần được quan tâm. Độ ẩm tốt nhất cho ốc mượn hồn là 75-85%. Ốc Mượn Hồn là loài ăn đêm nên thời gian cho ốc ăn thích hợp nhất là 6h00 tối đến 6h00 sáng hôm sau.
Một số câu hỏi về ốc mượn hồn
Có thể đối với nhiều người ốc mượn hồn khá mới mẻ, nên có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho loài vật này. Cùng xem những câu hỏi sau có phải là thắc mắc của bạn không nhé:
Cách phân biệt ốc mượn hồn
Như đã trình bày ở trên, có thể phân biệt ốc mượn hồn dựa trên đặc điểm là râu, mắt, và màu sắc bên ngoài. Dựa trên những đặc điểm đó bạn có thể phân biệt được ốc mượn hồn sống trên cạn hay dưới nước chỉ bằng việc quan sát.
Những loài ốc mượn hồn trên cạn có các đặc điểm sau:
- Ốc mượn hồn trên cạn có râu khỏe và linh hoạt hơn dưới nước
- Mắt dẹt hơn, râu linh hoạt
- Ốc mượn hồn dưới nước thường có màu sắc sặc sỡ
- Mắt tròn xoe, râu yếu ớt
- Vỏ to hơn thân
Ốc mượn hồn có được dùng làm thực phẩm không?
Cũng có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc ốc mượn hồn có ăn được không? Do tên gọi của nó nên phần lớn mọi người hay nhầm lẫn việc dùng ốc mượn hồn làm thực phẩm. Trên thực tế ốc mượn hồn không được dùng cho việc chế biến thức ăn. Thông thường mọi người sẽ nuôi ốc mượn hồn để làm cảnh hay nuôi ốc mượn hồn như một loài thú cưng.
Ốc mượn hồn có giá bao nhiêu?
Ốc mượn hồn sẽ được chia ra làm nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau.
- Ốc mượn hồn trong nước giá chỉ giao động từ 15-20.000 vnđ/con
- Nếu là ốc có màu sắc đặc biệt sẽ được bán với giá cao hơn, đặc biệt là các loại ốc nhập khẩu có khi giá lên đến 2.000.000 đến 3.000.000 vnd/con
Tuy nhiên nhu cầu về loài ốc này rất cao, có người sẵn sàng chi ra số tiền lớn để mua hàng chục con ốc mượn hồn để làm cảnh.
Mua ốc mượn hồn ở đâu uy tín?
Hiện nay các cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có đa dạng các loại ốc mượn hồn. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các trang bán hàng uy tín trên Facebook hay Website.
Việc mua hàng online sẽ làm cho giá có phần cao hơn tuy nhiên chênh lệch là không nhiều. Bên cạnh đó, bạn hãy lưu ý khi chọn phương thức mua trực tuyến hãy xem xét về độ uy tín của nơi bạn mua cũng như cách thức vận chuyển đơn hàng để hạn chế những rủi ro không đáng có.
Lời kết
Bài viết trên là tất cả những thông tin về ốc mượn hồn, cách nuôi và chăm sóc đúng cách. Những tin tức mới mẻ về tập tính sống và đặc điểm cơ thể của một loài sinh vật biển đặc biệt. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích cũng như giải đáp những thắc mắc về loài giáp xác không xương thú vị này nhé!