Dưới đây là tài liệu phân tích 18 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên thuộc chương trình Ngữ văn lớp 10 đầy đủ và chi tiết nhất. Các bạn học sinh hãy tham khảo và vận dụng vào bài viết một cách sáng tạo và hiệu quả nhất nhé!
Mở bài
Để phân tích 18 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên thuộc tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du được sâu sắc, các bạn cần giới thiệu qua về tác giả Nguyễn Du cũng như tác phẩm Truyện Kiều và nội dung đoạn trích Trao duyên.
Tác giả Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào trong nền thi ca Việt Nam. Theo sử sách, ông sinh vào năm 1765 tại kinh thành Thăng Long xưa. Ông lấy tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến quyền quý. Quê nội ông ở Hà Tĩnh, quê ngoại lại ở Bắc Ninh. Hai mảnh đất có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Nhờ đó ông được trải nghiệm và thừa hưởng những nền văn hóa độc đáo ở khắp các vùng miền. Cũng vì thế mà văn chương ông ấy cũng chứa đựng sắc thái cuộc sống của nhiều phận đời, phận người, ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Nhà thơ Nguyễn Du được biết đến với một số tác phẩm chữ Hán như Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục…
Bên cạnh những tập thơ chữ Hán bất hủ, nhà thơ Nguyễn Du còn có những tác tác nổi tiếng bằng chữ Nôm như Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.
Tất cả tác phẩm của ông đều chứa đựng những tình cảm chân thành, yêu thương và cảm thông con người sâu sắc. Đặc biệt là với những con người thấp cổ bé họng, mang số phận hẩm hiu và những người phụ nữ trong xã hội cũ. Qua những tác phẩm đó, nhà thơ còn lên án, phê phán những thói hư tật xấu, những hủ tục bất công trong xã hội phong kiến.
Đặc biệt trong tác phẩm Truyện Kiều, nhà thơ đã mang tới một bức tranh về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ đầy đủ và chi tiết. Qua đoạn trích Trao duyên giữa chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, độc giả càng cảm nhận rõ hơn về điều đó.
Thân bài chi tiết phân tích 18 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên
Luận điểm 1: Lời nhờ cậy em gái của Thúy Kiều
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã đi thẳng vào vấn đề luôn.
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.
Trong câu thơ đầu, nhà thơ sử dụng từ “cậy” để Thúy Kiều ngỏ lời nhờ vả Thúy Vân. Thay vì sử dụng những từ đồng nghĩa như từ “nhờ” thì nhà thơ lại dùng “cậy”. Bởi từ này ngoài mang hàm nghĩa nhờ vả, còn gửi gắm sự tin tưởng, niềm mong đợi được đáp lại sự cần giúp đỡ đó.
Nếu như “nhận lời” mang sắc thái tự nguyện giúp đỡ của người được nhờ thì cụm “chịu lời” lại chứa đựng thêm hàm nghĩa bắt buộc đồng ý chấp nhận, bởi nó còn có sắc thái nài ép, năn nỉ người được nhờ phải giúp đỡ. Đặc biệt, hành động “lạy, thưa” của Thúy Kiều thể hiện Kiều đang là chị nhưng đang hạ mình trước em, như người bề dưới nói với người bề trên. Hành động này thật không khác lạ bởi Kiều là chị của Vân thế nhưng trong trường hợp này thì hoàn toàn hợp lý. Bởi Kiều đang lạy để thể hiện sự kính trọng trước đức hy sinh của Thúy Vân. Qua câu thơ có thể thấy rõ tình thế hoàn cảnh éo le của Thúy Kiều.
Luận điểm 2: Thúy Kiều dùng lí lẽ thuyết phục để trao duyên cho em
Phân tích 18 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên, độc giả có thể thấy rõ hoàn cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.
“Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.
Đầu tiên, Thúy Kiều nói về gánh tương tư của mình đương thắm nồng thì bị đứt gánh. Nhưng vì quá yêu Kim Trọng, trân quý mối tình với chàng Kim nên Thúy Kiều tha thiết khẩn cầu em gái Thúy Vân thay mình nên duyên với chàng Kim Trọng. Mặc dù Kiều biết rằng việc nhờ cậy đó không chỉ đau lòng bản thân mà còn ảnh hưởng đến cuộc đời của Thúy Vân. Bởi Kiều hiểu giữa Thúy Vanan và Kim Trọng không có tình yêu. Nhờ cậy em chắp mối tơ duyên với chàng Kim nhưng nàng cũng thể hiện rõ nỗi đâu đớn tuyệt vọng khôn cùng của bản thân. Vì thế, Kiều trao đi những tín vật kỷ niệm giữa hai người cho em chứ không trao đi tình yêu nàng dành cho chàng Kim. Thành ngữ “đứt gánh tương tư” được nhà thơ sử dụng ở đây nhấn mạnh rõ tình cảnh tình duyên dang dở của Thúy Kiều. Có thể nói, mối tình của nàng bị đứt gánh do ngoại cảnh, nàng không còn cách nào khác là phải nhờ cậy Thúy Vân: “Sự đâu sóng gió bất kỳ/ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”. Một bên là chữ tình, một bên chữ hiếu, Thúy Kiều trong lúc này làm sao có thể vẹn cả hai. Vì thế, chỉ còn cách trao duyên là cách lựa chọn hợp lý nhất lúc này. Để thuyết phục Thúy Vân hơn, Thúy Kiều tin tưởng em và không ngại ngần kể về những kỷ niệm đẹp đẽ và thầm kín với mối tình của chàng Kim. “Kể từ khi gặp chàng Kim/ Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”. Nhà thơ Nguyễn Du sử dụng hình ảnh “Quạt ước, chén thề” để cho Thúy Vân thấy về mối tình êm ấm và hạnh phúc Thúy Kiều và chàng Kim. Đó là mối tình thủy chung với những lời thề nguyện, hẹn ước rất sâu sắc. Ngoài việc tỉ tê về mối tình cũng như sự hoàn cảnh éo le của bản thân, Thúy Kiều còn nhắc đến những điều đến từ Thúy Vân như tuổi trẻ của Vân, tình máu mủ của chị em và cái chết của chính mình.
“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.
Nguyễn Du sử dụng hình ảnh ẩn dụ “ngày xuân” để diễn tả về tuổi trẻ, thanh xuân và tương lai phía trước của Thúy Vân.Vì thế, Vân vẫn còn nhiều cơ hội để tìm hiểu Kim Trọng, để yêu thương và vẹn tròn với mối tình với chàng. Không những vậy, Kiều tin tưởng nhờ cậy Vân bởi cô là em gái, là người cùng huyết thống máu mủ với cô nên Vân hãy hiểu cho chị. Đồng thời, nhà thơ Nguyễn Du còn sử dụng thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ ngậm cười chín suối” để nói về cái chết thỏa ước nguyện của mình. Thật là một lý thuyết phục thấu tình đạt lý khiến người được nhờ vả như Vân không thể không nhận lời. Qua những câu thơ trên có thể cảm nhận được tâm trạng đớn đau, như đang nói trong nước mắt của Thúy Kiều. Nhưng qua đó cũng bộc lộ tài trí hơn người, thông minh, sắc sảo với những lời lẽ thuyết phục thấu tâm can của Thúy Kiều đối với em. Và cũng thể hiện rõ tình yêu thương và trách nhiệm với em, với gia đình của Thúy Kiều.
Luận điểm 3: Hình ảnh Thúy Kiều trao kỷ vật
“Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”.
Qua những câu thơ trên, độc giả có thể thấy những tín vật tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng tuy đơn sơ nhưng rất đỗi thiêng liêng và tràn đầy hạnh phúc ngọt ngào. Từ “giữ – của chung – của tin” cho người độc hiểu là bao gồm cả Thúy vân, Thúy Kiều và Kim Trọng. Mặc dù trao cho em, nhưng trong lòng Kiều cũng xót xa giằng xé. Nàng chỉ có thể đau đớn gửi gắm mối duyên đang dở dang chứ không thể trao hết tình yêu thắm đượm, mặn nồng của mình với chàng Kim. Bởi thế, nàng như thấy trước rằng, dù em nên vợ nên chồng với chàng Kim, dù nàng chết thì chút của tin, tình yêu của nàng dành cho chàng Kim vẫn còn.
Phân tích 18 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên độc giả không khỏi ngậm ngùi tiếc thương cho mối tình Kim Kiều, nhưng cũng thương cảm cho tình cảnh của Thúy Vân. Sau khi cậy nhờ em, Thúy Kiều như hồn phách lên mây, thoát khỏi hiện tại, đang đối mặt với Vân mà lại như đang trò chuyện với chàng Kim.
“Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Tiếng lòng của nàng lúc này dường như không thể kìm nén được nữa mà thốt lên đầy ai oán và bi thương. Nàng cúi lạy Kim Trong trong vô thức. Nàng tỉ tê với chàng bao đớn đau tủi nhục trong vô vọng. Nàng than thân trách phận sao bạc như vôi. Liên tục là những hình ảnh thể hiện sự chia lìa như “trâm gãy, bình tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “nước chảy hoa trôi”… càng nhấn mạnh thêm sự thực phũ phàng và không thể kéo vãn của mối tình Kim Kiều. Để rồi hai câu cuối, Thúy Kiều như khóc than cho mình và cho cả chàng Kim. Nàng xin lỗi chàng vì đã phụ tấm lòng thủy chung của chàng mà không biết phải làm sao. Những câu khóc than khiến người nghe phải xót ca khôn cùng ấy, càng thấy cho thấy tâm trạng của Thúy Kiều lúc này đang tuyệt vọng đến nhường nào. Đồng thời, cũng cho thấy người con gái ấy có một tình yêu sâu đậm đến ra sao.
Kết bài
Phân tích 18 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên thuộc tác phẩm Truyện Kiều, độc giả có thể thầy tài năng sử dụng ngôn từ tinh tế của tác giả. Dường như mỗi từ, mỗi ngữ, mỗi hình ảnh điển tích điển cố mà Nguyễn Du đưa vào đoạn trích đều đặc sắc và không gì có thể thay thế. Các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn và linh hoạt khiến câu thơ không chỉ mang nhiều sắc thái cảm xúc mà còn để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm tưởng người đọc. Với giọng điệu da diết, khơi gợi nhiều xúc cảm, 18 câu thơ đã khiến độc giả như thấy rõ hơn bức tranh cảnh tượng chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đang trao duyên đầy đẫm lệ như thế nào.