- Phân tích đề là một quá trình quan trọng trước tiên và cần thiết khi viết một bài văn nghị luận
- Các bước cơ bản của quá trình lập dàn ý
Đề 1
- Vấn đề cần nêu: suy nghĩ về khả năng thực hành của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Hình thức nêu vấn đề: Cố định, cụ thể → đề nổi.
- Vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội.
Đề 2
- Vấn đề cần nêu: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong “Tự tình II“.
- Hình thức nêu vấn đề: Không nêu nội dung cụ thể và hướng triển khai → đề mở.
- Phạm vi đề: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Tự tình II”.
Đề 3
- Vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp trong bài thơ “Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến.
- Hình thức nêu vấn đề: Không nêu cụ thể nội dung và hướng triển khai → đề mở.
- Phạm vi vấn đề: Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Thu điếu”.
Đề 1
- có 2 luận điểm lớn:
- Cái mạnh của người Việt Nam. Có 2 luận cứ: → thông minh. → Sự nhạy bén với cái mới
- Cái yếu của người Việt Nam. → lỗ hổng về kiến thức → khả năng thực hành sáng tạo.
Đề 2
- Có 2 luận điểm:
- Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương. 2 luận cứ: nỗi cô đơn; sự lỡ làng
- khát vọng sống. 2 luận cứ: Sự phẫn uất; Cam chịu với hạnh phúc bị san sẻ.
Đề 3: Có 2 luận điểm chính: Nội dung và nghệ thuật (có 2 luận cứ về nội dung và 3 luận cứ về nghệ thuật)
Câu 1: Phân tích đề và lập dàn ý cho hai đề sau:
Đề 1: Cảm nghĩ của anh/ chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng Kinh kí sự của Lê Hữu Trác
- Phân tích đề:
- Kiểu đề thuộc dạng đề có định hướng cụ thể; kiểu bài nghị luận văn học
- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Dẫn chứng, tư liệu: Lấy từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Lập dàn ý:
- Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa
- Quang cảnh nơi phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ, nói lên quyền uy tột bậc của nhà Chúa
- Cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách của nhà chúa
- Từ bức tranh ta thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả
- Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ Chúa
Đề 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm ( Bánh trôi nước hoặc Tự tình – bài II)
- Phân tích đề:
- Kiểu đề: Thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung; kiểu đề nghị luận văn học
- Vấn đề cần nghị luận: Ngôn ngữ dân tộc trong bài thơ Bánh trôi nước hoặc Tự tình của Hồ Xuân Hương. Do đó, người viết cần nắm chắc các kiến thức và luận điểm chính của bài thơ cần nghị luận
- Dẫn chứng, tư liệu: từ ngữ giản dị, thuần Việt, những sáng tạo từ thành ngữ, ca dao của Hồ Xuân Hương
- Lập dàn ý:
- Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hòa qua:
- Việc nâng cao khả năng biểu đạt chữ Nôm trong văn học
- Sử dụng nhiều từ thuần Việt
- Vận dụng ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao
- Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hòa qua:
- Cảm nghĩ: sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận để nắm rõ hơn nội dung bài học.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Dàn ý nghị luận về Hiện nay có nhiều bạn đã bị cuốn hút vào trò chơi…
Hiện nay có nhiều bạn đã bị cuốn hút vào trò chơi diện tử sao nhã viêc học tập . Em hãy viết 1 bài văn nghị luận nói về vấn đề này