Câu 7: Công thức chung và mâu thuẫn của công thức chung?
a, Công thức chung:
-Với tư cách là tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền vận động theo công thức: H-T-H
-Còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức chung của tư bản: T-H-T
– So sánh sự vận động trong hai trường hợp:
*Giống nhau:
Đều gồm 2 nhân tố tiền và hàng, đều có sự kết hợp của hai hành động đối lập, nối tiếp nhau, thể hiện mối quan hệ giữa những người trao đổi
* Khác nhau:
– Trình tự các hành vi khác nhau: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.
– Điểm xuất phát và kết thúc: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua trong khi công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.
– Điểm xuất phát và kết thúc: Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hàng và kết thúc bằng hàng còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền.
– Động cơ, mục đích của sự vận động: lưu thông hàng hóa giản đơn mục đích là giá trị sử dụng còn công thức chung của tư bản mục đích là giá trị và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức: T-H-T’ trong đó T’=T+t ; t là số tiền trội hơn gọi là giá trị thặng dư kí hiệu là m.
– Giới hạn của sự vận động: công thức lưu thông hàng hóa giản đơn có giới hạn còn công thức chung của tư bản không có giới hạn. Công thức này được viết là: T-H-T’-H-T’’…
b, Mâu thuẫn của công thức chung:
– Giá tị thặng dư được tạo ra ở đâu: Từ công thức T-H-T’ nhiều người lầm tưởng cả sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư nhưng trong mọi trường hợp tiền và lưu thông đều không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nhưng giá trị thặng dư vẫn lớn lên đồng thời với lưu thông nên nảy sinh những mâu thuẫn.
– Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp:
+ Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng
+ Trao đổi không ngang giá: gồm 3 trường hợp
Trường hợp 1: Bán cao hơn giá trị, khi đó được lợi khi bán nhưng mua bị thiệt vì người bán cũng đồng thời là người mua
Trường hợp 2: Mua thấp hơn giá trị, khi đó được lợi khi là người bán và bị thiệt khi là người mua.
Trường hợp 3: Mua rẻ bán đắt. Tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này được là số giá trị mà người khác bị mất
– Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.
Kết luận:
– Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.
– Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông.
“ Vậy tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải lưu thông”. Đó là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.