Phèn chua vốn là một nguyên liệu rất phổ biến trong dân gian. Ngày nay, tác dụng của nó vẫn còn được lưu truyền rất nhiều. Vậy phèn chua là gì? Hãy cùng Đức Phát tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Phèn chua là gì?
!!! CHÚNG TÔI KHÔNG KINH DOANH SẢN PHẨM NÀY !!!
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG KHÔNG LIÊN HỆ MUA HÀNG !!!
Phèn chua (tiếng Anh là ‘“alum”) là một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, thường không màu hoặc có màu trắng trong hoặc hơi đục. Tên khoa học của nguyên liệu này là Kali alum. Nó là một loại muối sulfat kép của kali và nhôm.
Theo y học cổ truyền phân tích, phèn chua (còn có tên là bạch phàn) được tạo ra bởi quá trình đun nhiệt.
Phèn chua có công thức là gì?
Phèn chua có công thức hóa học là KAl(SO4)2 và thông thường được tìm thấy ở dạng ngậm nước là KAl(SO4)2·12H2O.
!!! CHÚNG TÔI KHÔNG KINH DOANH SẢN PHẨM NÀY !!!
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG KHÔNG LIÊN HỆ MUA HÀNG !!!
Phèn chua giá bao nhiêu tiền?
Phèn bột giá sẽ đắt hơn dạng cục do còn phải chưng cất.
Với dạng bột, giá sẽ rơi vào khoảng 60 – 80 nghìn đồng/100 gram.
Còn dạng cục thường được bán theo cân. Với dạng cục, phèn chua bao nhiêu tiền 1kg? Sau khi tham khảo giá thị trường, Đức Phát tổng hợp được mức giá phèn cục trung bình là 40 nghìn đồng/kg. Quá rẻ phải không nào.
Phèn chua có tác dụng gì?
Chữa chốc đầu, hắc lào
Nguyên liệu: phèn bột/cục 4 phần, hàn the nung 1 phần
Cách dùng: tán nhỏ, rây mịn, trộn đều rồi cho vào lọ đậy kín, dùng từ từ. Sau khi rửa sạch vùng da bị tổn thương, chấm nước lá trầu không lên rồi rắc thuốc bột trên lên hai lần/ngày. Lặp lại đến khi nào triệu chứng biến mất.
Phèn chua trị hôi nách
Một công dụng mà không phải ai cũng biết đó là phèn chua chữa hôi nách rất hiệu quả. Cách dùng phèn chua để chữa trị mùi cơ thể cũng rất đa dạng. Các bạn có thể tham khảo trong phần dưới đây.
Phèn chua phi
Phèn chua phi lên tán thành bột, giữ khô. Sau khi tắm sạch, lau khô vùng nách, rồi lấy bột đó bôi nách. Mỗi ngày xát bột phèn 1 lần sau khi tắm. Thành phần chính của dạng phèn này là nhôm sunfat, khi mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi chất này.
Lưu ý: Nhiều người thắc mắc phèn chua phi là gì do nghe khá lạ tai. Phèn chua phi chính là phèn chua chưng cất, bột phèn.
Phèn chua phấn rôm
Ngoài cách dùng này, bạn còn có thể trộn phèn chua và phấn rôm rồi xát hốc nách. Bởi vì phèn chua trị mồ hôi nách rất tốt, phấn rôm lại giúp vùng da thoáng mát nên hỗn hợp này cực hiệu quả trong khử mùi cơ thể.
Đặc biệt, đối với các thai phụ, hơ nách bằng phèn chua sau sinh cực hiệu nghiệm trong khử mùi.
Phèn chua ngâm rượu
Rượu trắng có vị cay nóng, giúp khử mùi và tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy, ngâm phèn cùng rượu trắng là bí quyết trị hôi nách hiệu quả cho phụ nữ sau sinh.
Cách dùng: Bạn có thể sử dụng phèn cục ngâm với rượu hoặc mài vào rượu, thêm vài giọt tinh dầu thơm mà bạn yêu thích.
Trị nước ăn chân
Ngâm một ít phèn cục vào nước trong chậu, khuấy đều cho tan ra rồi ngâm chân vào, sau đó lau khô. Phèn chua trị ngứa, làm khô, và sát trùng hiệu quả nên trị nước ăn chân rất tốt. Khi vết thương đã lành, người bệnh vẫn có thể dùng phèn chua ngâm chân cho chân luôn khô thoáng, tránh bị bệnh lại.
Khử mùi hôi chân do đi giày hoặc do ra nhiều mồ hôi chân
Phèn chua trị hôi chân khá hiệu nghiệm nếu bạn biết sử dụng đúng cách. Nghiền phèn cục thành bột, rửa sạch chân, dùng khăn lau khô rồi thoa lên lòng bàn chân và các kẽ ngón chân. Làm thường xuyên như vậy sẽ giúp bàn chân luôn khô ráo và tránh được mùi khó chịu. Phèn chua chữa hôi chân là một trong những bài thuốc đơn giản, giá rẻ nhất lưu truyền trong dân gian.
Thuốc xông rửa hỗ trợ trị trĩ
Với những người phải ngồi nhiều thì sử dụng muối phèn chữa bệnh trĩ là giải pháp khá kinh tế.
Cách làm: dùng 12g phèn bột, hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút. Để nguội bớt rồi dùng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội có thể dùng nước đó để ngâm rửa, ngày hai lần.
Cải thiện tình trạng khí hư bạch đới, viêm âm đạo
Phụ nữ sau sinh dễ bị thay đổi nội tiết tố, dẫn đến các bệnh về phụ khoa. Vì vậy, dùng phèn chua rửa vùng kín sau sinh có thể giúp ngăn ngừa và chữa trị các bệnh đó.
Cách dùng phèn chua chữa bệnh phụ khoa: Dùng 4g phèn cục đập nhỏ, 3 lá trầu không. Lá trầu không sau khi rửa sạch, vò ra đun với 0,5 lít nước cho sôi kỹ, khi nước gần nguội thì cho phèn đã đập nhỏ vào khuấy tan. Hoặc cũng có thể dùng phèn cục, xà sàng tử, với lượng bằng nhau, tán nhỏ sắc nước. Dùng nước thuốc này rửa cửa mình vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng khí hư bạch đới, viêm âm đạo. Cách nấu phèn chua rửa vùng kín này cũng rất đơn giản, an toàn. Tuy nhiên nếu bệnh nặng ngay từ đầu, bạn nên đến bệnh viện để khám và được kê đơn thuốc.
Phèn chua làm trong nước
Hiện nay, một số vùng nông thôn ở Việt Nam vẫn còn sử dụng nước sông để sinh hoạt hàng ngày. Để dùng phèn chua lọc nước, bạn chỉ cần cho một ít phèn cục vào thùng nước đục. Phèn chua + h2o tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống. Sau một khoảng thời gian ngắn, nước đục sẽ chuyển thành nước trong và phần tạp chất sẽ nằm dưới đáy thùng. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục rất nhanh, tuy nhiên nước trong chưa chắc đã là nước sạch. Để sử dụng trong nấu nướng, ăn uống, bạn vẫn cần đun sôi nước.
Rửa sạch lòng heo và nhớt cá
Đối với lòng heo, sau khi rửa sạch với nước, bạn sử dụng phèn bột chà xát lên lòng heo và rửa lại bằng nước một lần nữa.
Ngoài làm sạch lòng heo, phèn dạng bột còn giúp làm sạch nhớt cá. Đối với cá, sau khi mua về, bạn dùng nguyên liệu này chà xát lên cá và rửa cá lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Khi sử dụng phèn chưng, phèn cục để làm sạch lòng heo hay làm sạch nhớt cá thì sau khi chà xát, bạn cần rửa ngay lại bằng nước sạch và phải rửa thật kỹ để tránh bột phèn bám vào thức ăn.
Chống gỉ sét cho chảo bằng sắt và nhôm
Sau khi mua chảo, bạn hãy cho đầy nước vào chảo và một ít muối phèn. Đem chảo đun sôi khoảng 15 – 20 phút. Với cách này, nó sẽ giúp chảo hạn chế bị gỉ sét dù sử dụng lâu ngày.
Diệt gián
Cách dùng phèn chua đuổi gián rất đơn giản. Bạn chỉ cần rắc bột phèn lên những chỗ hay có gián xuất hiện là được. Theo những nghiên cứu trên thế giới, mùi thơm, các mùi hăng, chua là các mùi khiến gián cực kì khó chịu. Khi gặp phải những vật có mùi hương trên loài gián sẽ tìm cách tránh xa. Không những vậy, trong bột phèn có một số chất khiến gián ăn phải sẽ nhanh chóng chết đi.
Phèn chua tẩy trắng quần áo
Sau khi mua quần áo mới về, bạn hãy ngâm phèn chua cho quần áo. Ngâm khoảng 1 giờ thì đem giặt bình thường. Cách dùng phèn chua ngâm quần áo này sẽ giúp duy trì màu sắc ban đầu của quần áo, giúp quần áo lâu cũ và ít bị ngả màu.
Tác dụng chữa bệnh
Trong y học cổ truyền thì phèn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, thậm chí còn hơn rất nhiều vị thuốc khác. Vậy phèn chua chữa bệnh gì? Có thể kể đến các bệnh sau:
Chữa cao huyết áp
Bạn chỉ cần lấy bài thuốc này và uất kim với lượng như nhau, tán mịn nhỏ, trộn đều với nhau. Từ đó vo viên lại như viên thuốc, mỗi lần bạn sử dụng thì lấy khoảng 6g, mỗi ngày uống 3 lần. Mỗi một liệu trình thì bạn thực hiện 20 ngày, và thực hiện ít nhất là 2 lần.
Chữa viêm tai giữa mạn tính
Nhờ trong muối phèn có một lượng muối nên nó có tính kháng khuẩn rất tốt. Chỉ cần bạn nhỏ nước phèn vào tai mỗi ngày một lần sẽ làm giảm bệnh viêm tai giữa hiệu quả.
Chữa sốt rét
Bạn lấy 2g phèn để uống vào mỗi sáng, khi đang đói, chỉ cần sau vài ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm.
Bạn cũng có thể lấy bột đậu xanh 120g, bột phèn 60g nghiền đều. Quấy bột gạo thành hồ, cho thuốc vào, làm thành viên hoàn to như hạt tiêu. Trước khi lên cơn sốt rét 1 giờ, uống 20 viên với nước sôi để nguội.
Chữa ho ra máu
Chỉ cần 20g phèn bột cùng hài nhi trà 30 g đem tán mịn. Bảo quản trong lọ thủy tinh ở nơi khô thoáng. Khi bạn khạc ra máu ít thì có thể uống 0.3 g, mỗi ngày 3 lần. Nếu nhiều hơn thì bạn có thể uống theo mức độ nhiều hơn và mỗi lần 0.6 g.
Không chỉ có 4 công dụng chữa bệnh trên, nguyên liệu dân gian này còn trị trúng phong cấm khẩu; trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết; trị động kinh bởi phong đờm; phèn chua chữa sỏi thận,…
Trị mụn
Ít bạn gái biết rằng phèn chua trị mụn cực kì hiệu quả do có khả năng sát khuẩn, làm sạch bề mặt da sâu. Trị mụn và làm đẹp da bằng phèn bột rất phù hợp với bạn gái và phụ nữ sau khi sinh có làn da khô. Tham khảo công thức trị mụn với nguyên liệu đơn giản sau đây.
Nguyên liệu
- 1 thìa bột phèn
- 200ml nước ấm sạch
- Bông tẩy trang Silkcot loại mềm của Nhật Bản
Cách làm
- Cho 1 thìa phèn chua vào bát nước rồi khuấy đều đến khi tan hết. Rửa mặt bằng nước để tẩy sạch tế bào chết cộng với bụi bẩn bám trên da. Dùng miếng bông tẩy trang thấm vào bát nước phèn rồi thoa đều lên mặt đặc biệt chú ý các nốt mụn.
- Nằm thư giãn khoảng 15 phút kết hợp massage nhẹ nhàng các nốt mụn để các tinh thể thấm sâu vào tế bào da phát huy hiệu quả trị mụn tối đa. Massage khoảng 5 phút thôi bạn nhé.
- Cuối cùng rửa mặt lại bằng nước ấm là bạn đã hoàn tất quy trình trị mụn bằng phèn bột.
Lưu ý
Không dùng sữa rửa mặt khi trị mụn bằng phương pháp này mà bạn chỉ rửa mặt bằng nước lã. Đối với tình trạng da dầu và nhiều mụn thì việc sử dụng sữa rửa mặt thường xuyên dễ làm da bị khô dẫn đến mụn ngày càng nhiều hơn. Cách hạn chế mụn tốt nhất là bạn nên rửa mặt bằng nước sạch. Nếu ban đầu chưa quen có thể cảm thấy làn da hơi nhờn và không sạch nhưng một ngày rửa mặt 3 – 4 lần thì làn da bạn sẽ khá mịn và khô thoáng đó.
Trị thâm, nám
Thâm, nám dai dẳng là ác mộng của nhiều chị em phụ nữ. Dùng bột phèn với mật ong là một cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên rẻ tiền để chấm dứt tình trạng đó.
Cách dùng
Trộn bột phèn và mật ong và sử dụng như một mặt nạ. Bôi đều trên da và để lại trong một giờ trước khi rửa. Phèn có thể được mua tại các hiệu thuốc hay cửa hàng y tế và chăm sóc sức khỏe. Đập nhỏ cho đến khi nó trở thành bột. Trộn nó với một ít mật ong là xong.
Lưu ý
Nhiều người khuyên dùng phèn bột với chanh để trị thâm. Tuy nhiên chanh có tính axit cao, cực kì không phù hợp với những làn da nhạy cảm và dễ bị lên mụn. Chanh có thể bào mòn và phá vỡ lớp màng tự nhiên bảo vệ da, khiến da ngày càng mỏng và khó chống chọi với các tác động từ bên ngoài. Vì vậy mình khuyên các bạn không nên sử dụng chanh trong việc làm đẹp da mặt.
Một vài câu hỏi thường gặp
Phèn chua có phải là đường phèn không?
Đường phèn là loại đường có thành phần hóa học là Saccharose, khi thủy phân sẽ tạo ra Glucose và Fructose, nguyên liệu để sản xuất ra đường phèn là từ mía. Là một hợp chất hữu cơ và có vị ngọt, có thể ăn được.
Phèn chua là chất được sản xuất từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau, là một chất vô cơ và thường có vị cay xé rất khó ăn.
Vì vậy, phèn chua và đường phèn là 2 hóa chất hoàn toàn khác nhau.
>> Tham khảo
- Cách pha trà gừng đơn giản và sử dụng sao cho hợp lý
- Tác dụng của nha đam với da mặt và cơ thể
- Cách làm mứt gừng dẻo với đu đủ đơn giản mà thơm ngon
Phèn chua có độc hại không? Phèn chua có ăn được không?
Khá nhiều người thắc mắc ăn nhầm phèn chua có sao không, phèn chua có độc không,… đó là do về hình dạng và màu sắc thì cục phèn và đường phèn thường khá giống nhau, rất dễ để bị nhầm lẫn giữa 2 loại này.
Tổ chức Y Tế Thế Giới cũng đã đưa ra mức an toàn cho hàm lượng phèn có thể ăn được. Vì vậy, nếu bạn ăn nhầm một lượng nhỏ thì nó vẫn sẽ an toàn mà không gây bất cứ tác hại nào cho cơ thể.
Nếu bạn ăn phải một lượng lớn sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy và một số ảnh hưởng nhỏ đến hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ.
Phèn chua có vị gì?
Chất này thường có vị chua và chát khá dễ nhận biết.
Phèn chua làm mứt
Ngâm phèn cục, bột với thực phẩm có thể khiến thực phẩm giòn và trắng hơn. Vậy nên nguyên liệu này được ứng dụng làm mứt rất nhiều.
Bài viết trên đây Đức Phát đã tổng hợp giúp bạn hiểu phèn chua là gì, các kiến thức cơ bản xoay quanh nó. Hy vọng bạn có thể tìm mua như ý muốn và sử dụng chúng một cách có ích.