Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
(Tụng giá hoàn kinh sư) Phiên âm: Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san. (Trần Quang Khải)Dịch nghĩa Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử. Thái bình rồi nên dốc hết sức lực, Muôn đời vẫn có non sông này.(Tụng : đi theo sau, giá : nghĩa gốc là buộc ngựa vào xe, nghĩa thường là xe vua đi, tụng giá: đi theo xe nhà vua, hoàn: trở về, kinh: kinh đô, thủ đô xưa, kinh sư: kinh đô một nước có vua. Đoạt: cướp lấy, sáo: giáo (một thứ vũ khí), Chương Dương: địa danh (xem chú thích (1)), độ: bến sông Cầm: bắt, Hồ: từ do người Trung Quốc xưa dùng để chỉ các dân tộc thiểu số và ngoại tộc ở phía bắc với thái độ khinh miệt, ở đây dùng để chỉ giặc Mông – Nguyên, Hàm Tử: địa danh (xem chú thích (2)), quan: cửa ải. Thái bình: rất bình yên, tu : nên, trí: đem hết, dốc hết, lực: sức mạnh (có bản chép: nghi nỗ lực, có nghĩa là “nên cố sức”). Vạn: mười ngàn, cổ: xưa, thử: ấy, này, giang: sông, san (vốn đọc là sơn): núi)Dịch thơ Chương Dương”) cướp giáo giặc, Hàm Tử (” bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu.(Trần Trọng Kim dịch, trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, Hà Nội, 1951) Chú thích (*)Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chốngMông – Nguyên (1284 – 1285; 1287 – 1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Ông không chỉ là một võ tướng kiệt xuất,66 5, NGUVÄN 7/1-Bmà còn là người có những vần thơ “sâu xa lí thú” (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí). Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có cách gieo vần tương tự như ở thất ngôn tứ tuyệt. (1) Chương Dương : bến sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy.(2). Hàm Tử: một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu, – tỉnh Hưng Yên. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 năm Ất Dậu (1285) do Trần Nhật Duật chỉ huy với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải. ን Đọc – HIÊU VẢN BẢN 1. Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích (*) để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư (bản phiên âm chữ Hán) về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần. 2. Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào ? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ. 3. Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau ?Ghi nhớVới hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phỏ giá về kinh đã thể hiện hào khíchiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.LUYÊN TÂP Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần ? ĐOC THÊM TỨC SƯ (a) Phiên âm Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu. Dịch nghĩa Trên nền xã tắc hai lần ngựa đá phải mệt nhọc, Nhưng núi sông ngàn đời vẫn được đặt vững như âu vàng.(a). Ngày 17 – 3 năm Mậu Tí (18 – 4 – 1288), sau chiến thắng Bạch Đằng, triều đình đem các tướng giặc bị bắt làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông). Tại đây, vua Trần Nhân Tông trông thấy chân mấy con ngựa đá đều lấm bùn (vì trước đó giặc Nguyên đã phá Chiêu Lăng và định đập bỏ gua di kip), tú ܢܝ ܗܘ ܕܠܐ ܗܘܬ à ܗܝ ܡܐ ܕܝܗܝ : câu thơ trên. Đầu để là của những người làm sách về sau đặt.68(Xã : chỗ tế Thần Đất, tắc: chỗ tế Thần Nông, lưỡng : hai, hồi : xoay lại, lao: khó nhọc, thạch: đá, mã: ngựa. Sơn: núi, hà: sông, thiên: ngàn, cổ: xưa, cũ, điện: đặt, kim: vàng, âu: cái chậu nhỏ) Dịch thơ Xã tắc hai phen chồn ngựa đá, Non sông nghìn thuở vững âu vàng