Thị xã Phú Mỹ nằm ở phía tây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách trung tâm Tp.HCM khoảng 50km.
Nếu đi từ Tp.HCM qua cao tốc Tp.HCM – Long Thành rẽ phải vào Quốc Lộ 51 đi khoảng 15km hết địa phận huyện Long Thành là đến thị xã Phú Mỹ.
⭐ Về Địa lý Thị xã Phú Mỹ
Thị xã Phú Mỹ nằm ở phía tây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Châu Đức
- Phía đông nam giáp thành phố Bà Rịa
- Phía tây giáp huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sông Thị Vải
- Phía tây bắc giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Phía nam giáp thành phố Vũng Tàu
- Phía bắc giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Thị xã Phú Mỹ có diện tích tự nhiên là 333,84 km², dân số năm 2019 là 221.030 người.
Thị xã Phú Mỹ nằm dọc theo quốc lộ 51, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 30 km và cách thành phố Bà Rịa khoảng 10 km.
⭐ Đơn vị hành chính Thị xã Phú Mỹ
Thị xã Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã phường, gồm: – 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước – 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.
Theo thống kế 2019, dân số tại Thị xã có khoảng 221.000 người. Diện tích tự nhiên là 333,8 km2.
⭐ Lịch sử hình thành Thị xã Phú Mỹ
Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Trường Sa. Vùng đất TX Phú Mỹ ngày nay tương ứng với tổng An Phú Tân, quận Châu Thành, tỉnh Phước Tuy.
Ngày 23 tháng 12 năm 1961, quận Đức Thạnh được thành lập trên cơ sở bốn xã tách từ quận Châu Thành. Năm 1962, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Lễ.
Từ tháng 2 năm 1976, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh ba tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, các quận chuyển thành huyện. Hai quận Long Lễ và Đức Thạnh được hợp lại thành huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới thành lập.
Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 45-CP. Theo đó:
- Thành lập huyện Tân Thành trên cơ sở tách các xã Phú Mỹ, Hội Bài, Phước Hòa, Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Châu Pha; khu kinh tế mới Tóc Tiên; 800 ha diện tích tự nhiên của thôn Phước Tân, thị trấn Bà Rịa thuộc huyện Châu Thành cũ
- Chuyển xã Phú Mỹ thành thị trấn Phú Mỹ, thị trấn huyện lỵ huyện Tân Thành
- Chia xã Hắc Dịch thành 2 xã Hắc Dịch và Sông Xoài
- Thành lập xã Tóc Tiên trên cơ sở khu kinh tế mới Tóc Tiên.
- Huyện Tân Thành có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Phú Mỹ và 7 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Hội Bài, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Sông Xoài, Tóc Tiên.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia xã Hội Bài thành 2 xã: Tân Hải và Tân Hòa, chia xã Phước Hòa thành 2 xã: Phước Hòa và Tân Phước.
Ngày 7 tháng 10 năm 2013, thị trấn Phú Mỹ mở rộng thuộc huyện Tân Thành được công nhận là đô thị loại IV.
Từ đó đến cuối năm 2017, huyện Tân Thành có 1 thị trấn Phú Mỹ và 9 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tân Phước, Tóc Tiên.
Ngày 12 tháng 4 năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 492/NQ-UBTVQH14. Theo đó:
- Thành lập thị xã Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tân Thành.
- Chuyển thị trấn Phú Mỹ và 4 xã: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Tân Phước thành 5 phường có tên tương ứng.
Sau khi thành lập, TX Phú Mỹ có 333,84 km² diện tích tự nhiên và 175.872 người với 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.
Ngày 24 tháng 11 năm 2020, TX Phú Mỹ được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
⭐ Kinh tế sản xuất của Phú Mỹ, BR-VT
Phú Mỹ có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất của cả nước xét cả về kinh tế, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội và con người.
TX Phú Mỹ chủ yếu phát triển các ngành thương mại dịch vụ (do có nhiều khu du lịch, danh lam thắng cảnh), công nghiệp nặng – tiểu thủ công nghiệp (có tới 9/15 khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với hàng loạt ngành công nghiệp phát triển như sản xuất điện, sản xuất thép, chế biến dầu khí, hóa chất, phân đạm, công nghiệp phụ trợ và may mặc…).
Phú Mỹ có nguồn thu ngân sách chiếm gần một nửa nguồn thu ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2019 thu ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 89.000 tỷ thì riêng đóng góp của thị xã PM nhờ 2 lĩnh vực cảng biển và công nghiệp đã chiếm trên 30.000 tỷ.
Ngoài ra, Phú Mỹ còn sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, tiêu, rau thủy canh, cây ăn quả (thanh long, xoài,…), vật nuôi (dê, bò thịt, gà…), thủy sản (nuôi cá chẽm, cá bớp, cá chim theo mô hình cá lồng bè,…).
⭐ Định hướng phát triển của Phú Mỹ, BR-VT
Chương trình phát triển đô thị Phú Mỹ giai đoạn 2019 – 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở để xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển tập trung nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế – xã hội trong lĩnh vực phát triển đô thị theo hướng các quy hoạch được phê duyệt hướng tới tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2020, hoàn thiện dần các tiêu chí hướng tới đô thị loại II trong tương lai.
Mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2025, cơ bản đạt các tiêu chí, chuẩn đô thị loại II và đạt yêu cầu để nâng cấp hành chính đô thị từ thị xã Phú Mỹ lên thành phố Phú Mỹ; giai đoạn đến năm 2030, tiếp tục hoàn chỉnh đô thị loại II và đạt các tiêu chí, chức năng, vai trò là trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao thông cảng quan trọng của vùng và quốc gia.
⭐ Các Khu Công Nghiệp hiện nay trên địa bàn TX Phú Mỹ
– Có tổng cộng 10 Khu Công Nghiệp trên tổng số 15 Khu Công Nghiệp trên toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (tính đến cuối 2019).
– Với diện tích tự nhiên chỉ vọn vẹn khoảng 33.300 hecta, nhưng trong đó có tới gần 10.000 hecta (~30%) dành cho công nghiệp
+ KCN nhẹ Mỹ Xuân A
+ KCN nhẹ Mỹ Xuân A2
+ KCN nhẹ Mỹ Xuân B
+ KCN nhẹ Mỹ Xuân B2
+ KCN Phú Mỹ 1
+ KCN Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng
+ KCN Phú Mỹ 3
+ KCN Cái Mép
* Đặc biệt gần đây nhất Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Khu Công Nghệ Cao Hắc Dịch 425ha và các cụm KCN phụ trợ.