Phú Nhuận là một quận nằm trong khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây được chủ trương phát triển kinh tế theo xu hướng thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, Phú Nhuận còn đang được định hướng quy hoạch trong giai đoạn 2022 – 2030 để tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Nào, cùng Phú Gia Thịnh cập nhật tìm hiểu xem quận Phú Nhuận gần quận nào, có những đặc điểm nổi bật gì trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu quận Phú Nhuận
Quận Phú Nhuận ở đâu?
Phú Nhuận tọa lạc trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở tọa độ 10°48′6″B 106°40′39″Đ, hướng Tây Bắc. Ước tính theo đường chim bay, từ quận Phú Nhuận cách trung tâm thành phố hcm khoảng 4,7km.
Quận Phú Nhuận gần quận nào?
Vậy quận Phú Nhuận gần những quận nào? Được biết, Phú Nhuận là địa điểm nằm giáp ranh với các quận lân cận là:
- Phía Đông gần quận Bình Thạnh
- Phía Tây gần quận Tân Bình
- Phía Nam gần quận 1 và quận 3
- Phía Bắc gần quận Gò Vấp
Như vậy với vị trí địa lý nêu trên, quận Phú Nhuận được xem là cửa ngõ lưu thông quan trọng của phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Do mật độ cư dân đông đảo, lưu lượng xe trong ngày tương đối lớn, và gặp nhiều thuận lợi khi giao lưu kinh tế với các quận khác ở tphcm.
Phú Nhuận có mấy phường?
Kể từ khi Sài Gòn được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh, quận Phú Nhuận hiện có 15 phường.
Thời kỳ phát triển của quận Phú Nhuận
Thời kỳ phong kiến
Từ năm 1698, người dân đã dần quen với cái tên Phú Nhuận với ý nghĩa tượng trưng cho sự trù phú và thuận lợi. Vào thời kỳ phong kiến, Phú Nhuận là một thôn thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An.
Thời kỳ Pháp thuộc
Ở thời kỳ Pháp thuộc, làng Phú Nhuận bắt đầu bị phân chia và trở thành làng thuộc địa phận của tổng Dương Hòa thượng, quận Gò Vấp.
Thời kỳ Việt Nam cộng hòa
Theo Nghị định số 138-BNV/HC/NĐ, quận Tân Bình mới thuộc tỉnh Gia Định và quận lỵ của quận Tân Bình nằm ở xã Phú Nhuận. Đến năm 1965, chính quyền Việt Nam cộng hòa điều chỉnh xã Phú Nhuận trực tiếp thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định.
Thời kỳ sau 1975
Từ tháng 5/1975, thành phố Sài Gòn – Gia Định chính thức được thành lập. Căn cứ vào Nghị quyết 9/5/1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam, xã Phú Nhuận sẽ được tách độc lập khỏi Tân Bình. Cuối cùng, Phú Nhuận trở thành một quận trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định.
Đặc điểm của quận Phú Nhuận
Yếu tố văn hóa, xã hội
Đây là yếu tố làm nên sự nổi bật của quận Phú Nhuận, theo đó nơi đây được đánh giá cao về trình độ văn hóa cùng tính xã hội ổn định. Quận Phú Nhuận may mắn sở hữu môi trường náo nhiệt, hệ thống giao thông tấp nập, đường phố đông đúc, cùng nền kinh tế thị trường phát triển khá mạnh.
Hằng năm quận đã thu hút không ít người lao động đến sinh sống và lựa chọn làm nơi an cư lạc nghiệp. Kết quả là gia tăng nhanh nhu cầu về nhà ở.
Yếu tố du lịch
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, quận Phú Nhuận là địa điểm du lịch tiềm năng, ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử linh thiêng và cao quý. Hiện tại quận đang sở hữu hơn 72 ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XIX. Đặc biệt nổi tiếng nhất là di tích chùa Từ Vân. Đây là di tích có tuổi đời từ rất lâu, vào năm 1932.
Ngoài chùa Từ Vân, quận Phú Nhuận gần quận nào cũng còn được bảo tồn một số di tích mang tính lịch sử khác như di tích Quốc gia Đình Phú Nhuận, di tích Quốc gia lăng Trương Tấn Bửu, di tích Quốc gia lăng Võ Di Nguy, di tích đền Hùng Vương,…
Yếu tố kinh tế
Nền kinh tế thương mại, công nghiệp ở quận Phú Nhuận có tốc độ phát triển vượt bậc. Theo đó, quận sở hữu vị trí đắc địa, cùng nhiều cơ sở hạ tầng được tập trung đầu tư mạnh mẽ, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực.
Dĩ nhiên đi cùng với sự phát triển về kinh tế, cuộc sống người dân trong khu vực cũng được ấm no, đầy đủ hơn.
Đặc biệt, Phú Nhuận thu hút không ít các nhà đầu từ trong và ngoài nước đến xây dựng công trình từ trung tâm thương mại, khu dịch vụ, chuỗi nhà hàng cho đến các dự án căn hộ, chung cư hoành tráng, đẳng cấp. Điển hình là khu dự án căn hộ Orchard Garden nằm trên số 128 Hồng Hà, phường 9 do Novaland Group làm chủ đầu tư.
Thông tin quy hoạch quận Phú Nhuận giai đoạn 2022 – 2030
Định hướng cơ sở hạ tầng đô thị
Đối với nội dung quy hoạch cơ sở hạ tầng đô thị ở Phú Nhuận, sau khi nhận được văn bản từ Sở Quy hoạch Kiến trúc và Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, cơ sở hạ tầng đô thị sẽ được phân chia thành 3 khu vực sau:
- Khu vực 1: Tổng diện tích khoảng 33 hecta, khu vực 1 sẽ nằm ở địa phận phường 8 quận Phú Nhuận tp hcm với quy mô dân số là 15.000 người. Mục tiêu quy hoạch không chỉ cải tạo lại khu dân cư đang tồn tại mà còn mở rộng thêm cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ, thương mại, văn hóa, giáo dục, và y tế.
- Khu vực 2: Tổng diện tích khoảng 23 hecta, nằm trong phường 15 quận Phú Nhuận. Tại khu vực này, quy mô dân số là 12.500 người. Ngoài mục tiêu cải tạo hạ tầng khu dân cư hiện có, Sở sẽ xây dựng thêm khu đô thị nhà phố mới.
- Khu vực 3: Tổng diện tích quy hoạch khoảng 14,55 hecta. Khu vực 3 nằm trong phường 17 quận Phú Nhuận với số lượng dân cư là 8.000 người. Mục tiêu quy hoạch khu vực 3 vừa là để xây dựng thêm khu chợ mới, vừa là để cải tạo khu dân cư hiện có.
Định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Quỹ đất trống của quận Phú Nhuận đã hết toàn bộ, hiện tại quận đang sử dụng đất phi nông nghiệp. Mục đích chính của quy hoạch đất đai của quận đó là chuyển đổi mục đích sử dụng đất, theo đó các cụm đất đang dùng cho công cộng, thương mại dịch vụ, lĩnh vực y tế đều được chuyển thành đất ở.
Sau đây là các khu vực sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng từ công cộng, thương mại dịch vụ,… sang đất ở cho cư dân:
- Khu vực từ số 179A – 181 và 177 – 169, 59A của đường Phan Đăng Lưu.
- Lô đất nằm trên số 128 đường Phan Đăng Lưu.
- Địa chỉ từ số 20, 21, 22, 23, 24 và hẻm 750A của đường Nguyễn Kiệm.
- Phần đất nằm bên cạnh chùa Đại Giác
- Lô đất tại nhà 128 đường Nguyễn Trọng Tuyển
- Lô đất ở số 207b và 207c đường Hoàng Văn Thụ
- Lô đất ở C25 số 30, C14 số 76, C24 số 38 E,C15 số 74, 38/3, 38/5 của đường Nguyễn Văn Trỗi.
- Lô đất số 94, 95, 96 Đường Huỳnh Văn Bánh
- Khu đất ở 184/1 đường Lê Văn Sỹ
- Khu đất số 489A/23/127 đường Huỳnh Văn Bánh
- Khu đất số 118 đường Đặng Văn Ngữ
- Lô đất ở khu C4 và khu M8 khu dân cư phường 9, quận Phú Nhuận.
Định hướng cơ sở hạ tầng giao thông
Theo Quyết định số 4963/QĐ-UB QLĐT, Quyết định số 6982/QĐ-UB QLĐT của Ủy ban nhân dân thành phố, và Quyết định số 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông quận Phú Nhuận gần quận nào như sau:
- Tuyến đường sắt đô thị số 4 – Kéo dài từ đường Nguyễn Kiệm đến đường Phan Đình Phùng.
- Tuyến đường sắt đô thị số 5 – Kéo dài từ đường Hoàng Văn Thụ đến đường Phan Đăng Lưu.
- Tuyến đường sắt Quốc gia – Kéo dài từ đường Bình Triệu đến Hòa Hưng.
Quy hoạch bến bãi:
- Bãi đậu xe taxi Công ty cổ Phần Khải Hoàn Môn: 0,25 ha.
- Bãi đậu xe ô tô tại công viên Phú Nhuận: 0,61 ha.
- Bãi đậu xe ô tô phường 17: 1,15 ha.
Đối với các tuyến đường trên cao số 1, tuyến đường sắt đô thị và các nút giao thông dự kiến mở rộng, phạm vi và thời gian sẽ được thông báo trong đồ án quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bài viết trên đây là lời giải từ Phú Gia Thịnh cho thắc mắc quận Phú Nhuận gần quận nào, kèm theo đó chúng tôi còn đưa ra một số thông tin quy hoạch mới nhất trong giai đoạn 2022 – 2030. Hy vọng các nội dung sẽ có ích với bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Đồ án quy hoạch Quận 3 – Từ các tuyến trục đường quan trọng
- Luật đất đai được áp dụng thông tư mới nhất từ nay đến 2030
- YouTube