KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT – VĂN HÓA (NGÃ BẢY-PHỤNG HIỆP)
Phụng Hiệp là một huyện thuộc tỉnh cần Thơ, vùng đất được khai thác từ năm Kỷ Mùi 1739 mang tên Trấn Giang; đến Gia Long thứ 12 (Quí Đậu lệ 13) là huyện Vĩnh Định ; năm Minh Mạng thứ 20 (Kỷ Hợi 1839) mang tên huyện Phong Phú. Vào ngày 23-2-1876, Soái phủ Pháp tại Sài Gòn ký Nghị định lấy huyện Phong Phú lập thành tỉnh Cần Thơ gồm 5 quận[1], quận Phụng Hiệp chính thức ra đời. Dinh quận đặt tại Rạch Gòi, đến năm 1915 dời quận lỵ về Ngã Bảy.
Huyện Phụng Hiệp :
- Đông Bắc – Tây Bắc : giáp huyện Châu Thành.
- Đông : giáp huyện Kế Sách.
- Đông Nam – Tây Nam : giáp huyện Long Mỹ và Mỹ Tú (Sóc Trăng).
Huyện Phụng Hiệp hiện nay gồm: 3 thị trấn và 12 xã[2], 151 ấp, huyện lỵ đặt tại Ngã Bảy. Diện tích đất tự nhiên 543 km2, dân số: 256.006, mật độ dân số 471 người/km2 (Số liệu Cục thống kê tỉnh cần Thơ năm 2000). Dân cư Phụng Hiệp tập trung nhiều dân tộc, người Việt chiếm hơn 96%, kế đến người Khơme, người Hoa; ngoài ra còn có một ít người Dao (Nùng), Tày và Chăm (Chàm), Ấn (Chà). Về địa lý hành chánh huyện Phụng Hiệp có nhiều thay đổi trong từng thời gian khác nhau. Năm 1945, Phụng Hiệp có 9 làng : Phú Hữu, Đông Sơn, Phụng Hiệp, Thạnh Xuân, Tân Bình, Hòa Mỹ, Hiệp Hưng, Long Thạnh, Tân Phước Hưng. Năm 1948 chia xã Phụng Hiệp thành xã Phụng Hiệp và xã Đại Thành. Vào giữa năm 1951, huyện Phụng Hiệp nhận thêm các xã cánh B của huyện Châu Thành (Thường Thạnh, Thường Phước, Thường Đông, Phú Hữu, Đông Phú, Phú Thứ, Thạnh An, cho đến 1954. Năm 1967 nhận thêm xã Phương Phú, Phương Bình, Hòa An, của huyện Long Mỹ. Năm 1969 chuyển xã Thạnh Xuân, Đông Phước (gồm xã Đông Sơn và Thường Phước nhập lại) cho huyện Châu Thành. Năm 1975 có 11 xã, 1 thị trấn, năm 1980 có 16 xã và một thị trấn [3].
Huyện Phụng Hiệp là một huyện lớn của tỉnh cần Thơ, có vị trí quan trọng về giao thông chiến lược về thủy bộ. Có lộ 4 (nay là Quốc lộ 1) từ cần Thơ qua Phụng Hiệp đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau tỉnh tận cùng của Tổ quốc ; Liên tỉnh, lộ 40 (nay là Quốc lộ 61) nôi từ Quốc lộ 1 từ Cái Tắc (xẩ Thạnh Hòa) đi thị xã Vị Thanh qua Kiên Giang (xuyên qua các huyện u Minh Thượng). Thị trấn Phụng Hiệp ôm Quốc lộ 1, nơi hội tụ của 7 dòng kinh[4] gọi là Ngã Bảy – Pháp gọi Étoile de Phụng Hiệp – “ngôi sao Phụng Hiệp” (vì hình dáng như ngôi sao 7 cánh). Các con kinh xáng trên hướng Đông – Bắc là kinh Nước Đục (Xáng Mới, xã Tân Long hiện nay), kinh xáng Lái Hiếu ăn thông qua Long Mỹ, kinh xáng Búng Tàu (Quảng Lộ) nối liền Ngã Năm (Thạnh Trị) đi Cà Mau ; hướng Tây Bắc có kinh Số 1, kinh Saintenoy, kinh Cái Côn nối liền từ Ngã Bảy ra sông cái Cái Côn đi Cần Thơ hoặc đi Trà ôn, đi Đại Ngãi v.v… Ngoài ra, Phụng Hiệp có nhiều kênh rạch nhỏ chằng chịt và mạng lưới thủy bộ xã liền xã, ấp liền ấp tạo điều kiện thuận lợi giao thông phát triển kinh tế, văn hóa..
Phụng Hiệp là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng về đường bộ, án ngữ cuối cùng trên con đường chiến lược quốc lộ 1 từ thủ phủ Miền Tây đi về phía các tỉnh tận cùng của Tổ quốc. Đặc biệt là 7 ngã đường thủy của Phụng Hiệp không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn ý nghĩa chiến lược về quân sự. Từ Ngã Bảy đi thẳng ra sông Hậu bằng kinh xáng Cái Côn, có thể đi tắt sang Long Mỹ về Kiên Giang bằng kinh Lái Hiếu, theo kinh mương lộ Quốc lộ 1 xuống Sóc Trăng, bằng kinh Số 1 đi Kế Sách, bằng kinh Búng Tàu (Quảng Lộ) đi Mỹ Tú, Thạnh Trị, Bạc Liêu ; kinh xáng Mới vắt ngang phía trên huyện có thể ngược dòng đến huyện Châu Thành v.v…Do vị trí gần sát với Cần Thơ trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự quan trọng của miền Tây Nam bộ, nên Phụng Hiệp chịu sự tác động trực tiếp và nhanh chóng mọi biến động của thành phố Cần Thơ về mọi mặt.
Vùng đất có vị trí quan trọng, nên từ thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ coi trọng việc bình định huyện Phụng Hiệp nằm trong âm mưu bình định các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chúng muốn biến Phụng Hiệp thành vành đai vòng ngoài bảo vệ từ xa thành phố cần Thơ – đầu não của Vùng 4 chiến thuật, là một trong những bàn đạp đánh phá cách mạng ; ngoài ra chúng còn khai thác nhân vật lực phục vụ cho chiến tranh, nơi đây cũng là 1 kho lúa gạo không nhỏ của Cần Thơ.
Đối với ta, Phụng, Hiệp nằm trong vùng nông thôn chiến lược quan trọng, có quan hệ chặt chẽ với các huyện, nhất là thành phố Cần Thơ. Phụng Hiệp là vùng căn cứ của Tỉnh ủy, Khu ủy và là nơi đứng chân của lực lượng vũ trang tấn công vào thành phố Cần Thơ, đầu não của Vùng 4 chiến thuật của Mỹ – ngụy. Là nơi cung cấp người và của cho hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Nhân dân có truyền thống yêu nước, bất khuất, đấu tranh kiên cường chống đế quốc và phong kiến. Trong mấy chục nắm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược vùng đất này đã trở thành địa bàn tranh chấp giằng co ác liệt giữa ta và địch, để giành một vùng đất có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự. Ngã Bảy – Phụng Hiệp còn là nơi giao lưu văn hóa giữa các vùng.
Sau ngày 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay (năm 2000) trải qua 25 năm, Đảng bộ và nhân dân huyện Phụng Hiệp đã bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Đảng bộ và nhân dân Phụng Hiệp đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, với tinh thần tự lực, tự cường đã vượt qua mọi khó khăn đưa huyện nhà phát triển từng bước vững chắc, biết phát huy thế mạnh của mình là huyện sản xuất nông nghiệp toàn diện, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… ngày càng tăng lên đã lập nhiều thành tích đáng kể troúg sự nghiệp đổi mới, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện nhà.
NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ NGÃ BẢY – PHỤNG HIỆP NGÀY XƯA
Ngược dòng lịch sử, vùng đất Ngã Bảy, Phụng Hiệp là vùng đất trũng hoang vu đầy đưng sậy. Giữa Cần Thơ, Sóc Trăng và ranh tỉnh Rạch Giá còn có một cánh đồng bát ngát, nước ngọt, không quá thấp như Đồng Tháp Mười, không quá sình lầy và nhiều phèn. Đó là cánh đồng sau này trở thành quận Phụng Hiệp đầy lau sậy. Thoạt tiên người Pháp gọi đó là “Đồng Sậy” (Plaine des Roseaux) và đầm lầy, lung trũng. Loại dã thú quan trọng nhất vùng lau sậy gây tác hại lớn cho nhà nông là voi. Mỗi con voi ăn hàng ngày cả tấn cỏ tươi, vì vậy chúng di chuyển từng đàn theo nhu cầu ăn cỏ, uông nước, tắm mát nên cần có rạch nhỏ, ao vũng. Do đó, voi cứ đi tới lui theo hành trình cô định lâu ngày tạo ra đường mòn tạo thành rạch nhỏ ăn thông đến các vũng nước thành lung, bào lớn, còn để lại những địa danh như : Giồng Đá, Bảy Thưa (Đại Thành), Bào Tượng (Tân Bình), Đường Gỗ (Thạnh Hòa), Láng Sen (Phụng Hiệp), Sen Trắng (Long Thạnh), Rọc Dứa, Lung Ngọc Hoàng (Phương Bình) v.v… Khoảng 1908 – 1909 trước đệ nhất thế chiến, ở cánh đồng Phụng Hiệp voi rừng bị bắn chết, một số con còn lại thì bị mấy thầy ngãi từ Nam Vang tới bắt ; Nhà nước Pháp phải xuất ra 241 đồng để thưởng mấy ông thầy ngãi này. Mấy thầy bùa ngãi đã dụ dỗ bắt nốt con voi cuối cùng ở cánh đồng Phụng Hiệp. Nhân dân vẫn còn nhắc con voi 1 ngà ở ấp Phương Quới, làng Phương Bình. Trong Nam kỳ phong tục nhân vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong còn ghi lại, (sách in 1909).
Rừng sậy phần Tổng Định Hòa
Mười ba thôn xã xứ mà lắm voi
Nguyên xưa đất rộng hẳn hồi ,
Kinh chưa đào mở, rạch ngòi chưa thông
Qua mùa nước ngập mênh mông
Voi lên sông lớn[5] xuống rông băng ngàn
Lâu lâu quen ở đã an
Dậm bờ đạp lúa cả đoàn hàng trăm[6]
Hay ông cha ta còn để lại câu ca dao một vùng đất hoang vu này:
Xứ nào vui cho bằng xứ Búng Tàu
Muỗi kêu như sáo thổi, đĩa nhào tợ bánh canh.
Vùng đất Phụng Hiệp hoang vu lau sậy và dã thú, không có bước chân người đến khai phá vùng đất này, cho đến năm 1837, Mạc Thiên Tứ, tổng binh trấn Hà Tiên của chúa Nguyễn từ Rạch Giá ngược Long Mỹ theo sông Cái Lớn qua đất Phụng Hiệp tới Cần Thơ. Từ đây Trấn Giang ra đời trên vùng đất từ bờ hữu ngạn sông Hậu trải đến Trấn Di (Sóc Trăng) và Hà Tiên. Vào những năm sau, mảnh đất nối Trấn Giang, sông Hậu tới sông Cái Lớn trở thành vùng chuyển tiếp quan trọng giữa các đồn lũy Kiên Giang đạo (Rạch Giá) và Long Xuyên đạo (Cà Mau) đều phải xuyên qua Phụng Hiệp.
Vùng đất Trấn Giang cũng chịu ảnh hưởng ngặ nề trước họa xâm lăng do quân Xiêm gây hấn (Nhâm Thìn 1772), lại chịu cảnh nội chiến giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn (Đinh Dậu 1777) dân chúng Trấn Giang (Cần Thơ) đã điêu đứng khôn xiết kể ngót mấy mươi năm. Chiến tranh liên miên đã tác động đến công cuộc di dân khai phá đất đai của nhà Nguyễn. Kế đến các cuộc di dân trước đầu thế kỷ XVIII (1698) của nhà Nguyễn, đến năm 1853 đời Tự Đức đã tổ chức nhiều cuộc di dân mới là người miền Bắc, miền Trung phần đông là vùng đất Thuận Quảng bị triều đình ép buộc, có một số người bị cướp đất cũng chán ghét chế độ cai trị hà khắc của vua quan phong kiến. Những người bị triều đình lưu đày v.v… Lớp người di dân thứ hai này đã dần từ hữu ngạn sông Tiền đến bờ nam sông Hậu vùng Bình Thủy (Cần Thơ), Ô Môn, Cái Răng v.v… và tỏa theo con rạch tìm đến vùng sông Cái Lớn khai phá đất khẩn hoang, họ đi qua đất Phụng Hiệp, hoặc dừng chân nơi vùng đất mới hoang vu này.
Ông cha ta đến vùng đất Phụng Hiệp, Cần Thơ, vùng đầm lầy và lau sậy đã chống thiên nhiên, thú dữ để khai phá mở mang đất đai lập nghiệp. Cho nên trước khi thực dân Pháp xâm lược, vùng đất Phụng Hiệp đã có dấu chân của ông cha ta đến đây và nơi đây cũng là cầu nối vùng chợ Hà Tiên – Rạch Giá và Sóc Trăng.
Dân cư vùng đất Phụng Hiệp lúc ban đầu ở rải rác các vùng Láng Hầm, Rạch Gòi (Thạnh Xuân), Mái Dầm (Phú Hữu), Tràm Bông (Đông Sơn), Giòng Đá v.v… Giáp với Cái Răng, Phong Điền, dần dần tập trung đông đúc. Từ đó, mở mang ngành nghề, phát triển mua bán ngày càng phồn thịnh, một số vùng phát triển vườn cây ăn trái như cam, quít, bưởi và trở thành một vườn trù phú như : Phú Hữu, Thạnh Xuân, Thạnh Hòa v.v… Vườn cây ăn trái được hình thành ở vùng Phụng Hiệp đầu thế kỷ XX, khi giao thông đường thủy được mở mang. Ngã Bảy – Phụng Hiệp tuy mới được mở mang sau các con kinh xáng được đào nối liền Cà Mau – Phụng Hiệp – Trà ôn đi Sài Gòn. kỉnh Mương lộ nối liền Phụng Hiệp – Sóc Trăng và nhiều kinh qui tụ về một trung tâm, gọi là Ngã Bảy (Etoile de Phụng Hiệp) Ngã Bảy – Phụng Hiệp trở nên sung túc có chợ nổi trên sông và “hình thành vùng văn hóa”. Trên dòng sông, Phụng Hiệp – Sóc Trăng, Ngã Bảy – Ngã Năm những đoàn ghe thương hồ theo con nước lớn tràn bờ, vang lên tiếng hò dìu dặt trên sông nước mênh mông :
Ngã Bảy rẽ lối xuôi dòng
Cà Mau, Rạch Giá đau lòng chia ba
Ngàn năm không nhạt tình ta
Mến yếu non nước ông cha tạo thành.
Hay bài ca “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu, đầy trữ tình, tình yêu thơ mộng của vùng đất bảy ngã.
Ngã Bảy – Phụng Hiệp cũng là vùng đất giàu về văn nghệ, nổi tiếng vùng đất Nam bộ là gánh Bầu Bòn, chủ lập gánh hát nầy quê ở Lái Hiếu – Phụng Hiệp. Ông Tư Đạo quê Kinh Cùng Hòa An, Phụng Hiệp nổi danh nhạc lễ hay, nhạc tài tử giỏi, nhất là đờn Kìm. Bà Ba Nhỏ (còn gọi là Ba Đen) đàn tranh rất giỏi ở Hỏa Lựu, mẹ của nghệ sĩ Kiều Tiên hiện nay, cũng nằm trong nhóm tài tử ở Kinh Cùng.
Vùng đất Phụng Hiệp lại giàu truyền thống cách mạng nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ở làng Phú Hữu ; Bốn trận Tầm Vu oai hùng làm cho quân thù khiếp đảm trong kháng chiến chông thực dân Pháp ; là cặn cứ của Khu ủy, Tỉnh ủy đứng chân chỉ đạo trong cuộc kháng chiến chông Mỹ, cứu nước tỉnh nhà.
Phụng Hiệp một vùng đất và con người có truyền thông kiên cường vượt qua bao khó khăn từ khi ông cha khai hoang mở đất năm xưa cho đến ngày nay, với ý chí bất khuất chiến đấu chông kẻ thù xâm lược giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, đó là niềm tự hào về con người và vùng đất Ngã Bảy – Phụng Hiệp thân thương.
Sau khi các con kinh được đào hiệp thành trung tâm Ngã Bảy, nhân dân các nơi đến đây an cư lạc nghiệp, ngoài việc khai hoang đặt đai, mở mang chợ búa, các dân tộc chung sông trên vùng đất này còn xây dựng đình chùa, nhà thờ để nhân dân chiêm ngưỡng thờ cúng theo truyền thông dân tộc như : chùa Phật (phái Tiểu Thừa), đình của người Kinh, chùa Ông Bổn của người Hoa, chùa Phật (phái Đại Thừa) của người Khơme v.v… Chùa Giác Long, chùa Ông Bổn (thị trấn Phụng Hiệp), đình (Trường Thạnh Sơn – Long Thạnh), chùa Khơ-me (Như Lăng – Long Thạnh) nhà thờ Láng Sen (xã Phụng Hiệp) v.v… được xây dựng lâu đời so với các chùa, đình, nhà thờ khác trong quận.
Trích từ lịch sử Đảng bộ huyện Phụng Hiệp