Soạn bài Về thăm mẹ – Cánh diều
Với soạn bài Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương) Ngữ văn lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.
1. Chuẩn bị
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).
Trả lời:
Bài thơ là lời của tác giả. Thể hiện cảm xúc về người mẹ nơi quê nhà. Đó là những cảm xúc nghẹn ngào, thương nhớ mẹ, trân trọng những điều mà người mẹ đã hi sinh, dành dụm cho bản thân mình.
Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?
Trả lời:
– Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh: Bếp chưa lên khói, chùm tương, nón mê, áo tơi, người rơm, đàn gà, nơm hỏng vành, quả na,…
– Đó là những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc và rất đỗi thân thương, tác giả vẫn luôn nhớ như in từng hình ảnh nơi quê nhà bởi tình yêu sâu đậm đối với quê hương của mình.
Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.
Trả lời:
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ “nón mê”, “áo tơi” tượng trưng cho sự lam lũ của người mẹ. Đó là những ngày tháng dầm mưa dãi nắng cầy bừa đến mức nay còn áo chỉ lủn củn trông khó coi, nón trở nên cũ và rách nát – sự nhọc nhằn mà người mẹ đã phải trải qua.
Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”?
Trả lời:
Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”:
– Khi nhìn thấy trái na chín cuối vụ trên cây mẹ vẫn để phần – tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.
– Khi nhận thấy mọi vật trong nhà đều do bàn tay mẹ vun vén, xếp đặt, chăm chút – sự tần tảo, chăm lo của người mẹ dành cho gia đình.
– Khi nhìn thấy chiếc nón mê tàn, cái áo tơi cũ mòn đã cùng mẹ lặn lội qua bao mưa nắng – sự khó khăn, vất vả, lãm lũ mà người mẹ đã trải qua
Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.”.
Trả lời:
– Cách gieo vần ở câu “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.” là bừa (tiếng thứ 6 ở câu lục) – hờ (tiếng thứ 6 ở câu bát).
– Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2, 4, 6. Câu lục là B – T – B (tơi – buổi – bừa); câu bát là B – T – B – B (còn – củn – hờ – rơm).
Câu 6 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh họa hoặc miêu tả bằng lời văn.
Trả lời:
Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ:
Đó là một chiều đông lạnh lẽo, sau từng ấy năm, tôi mới quay trở lại ngôi nhà thân thương thưở nhỏ của mình. Căn nhà im ắng, chắc lẽ mẹ tôi không có ở nhà. Khu bếp lạnh lẽo không có khói khiến không gian trở nên hiu quạnh. Tôi dừng chân tại hiên nhà, ngồi ngẩn ngơ ngắm nhìn xung quanh đợi mẹ quay về. Bỗng cơn mưa ập đến, chụm tương đã đậy chặt. Những hạt mưa làm ướt cái áo tơi lủn củn, ướt chiếc nón mê rách nát mà mẹ để trên người rơm.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
- Thực hành tiếng Việt trang 41 – 42
- Thực hành đọc hiểu: Ca dao Việt Nam
- Tập làm thơ lục bát
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
- Tự đánh giá: Những điều bố yêu
Săn SALE shopee tháng 11:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3