Theo bạn, liệu thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu quận huyện? Sẽ không ít bạn không biết điều này. Hầu hết bạn chỉ biết đến các quận phổ biến, như từ quận 1 đến quận 10 và một vài quận khác.
Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về điều này nói riêng cũng như những thông tin đặc biệt nói chung về Tp. Hồ Chí Minh, hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh
Trước khi đi vào tìm hiểu thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu quận huyện, chúng ta hãy điểm qua một vài thông tin về thành phố nhé! Hồ Chí Minh – thành phố mang tên Bác Hồ vĩ đại hay còn gọi là Sài Gòn, được thành lập ngày 2 tháng 7 năm 1976. Trực thuộc trung ương, khu đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên 2.095,239 km², chia làm 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện.
Hồ Chí Minh còn được biết đến là thành phố đông dân nhất. Đồng thời nơi đây cũng là đầu tàu nền kinh tế, văn hóa và giáo dục quan trọng của đất nước Việt Nam khi sở hữu dân số và quy mô đô thị hoá lớn nhất hiện nay.
Bên cạnh đó, Sài Gòn hoa lệ còn được ví như là điểm đến hấp dẫn, thú vị cho các du khách trong và ngoài nước. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, nơi này đã đứng đầu Việt Nam về số lượng so với các thành phố khác.
>>>Xem thêm: Bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025 mới nhất
Tổng quan lịch sử phát triển các quận Thành phố Hồ Chí Minh
Trải qua nhiều thời kỳ thành lập, hình thành văn hoá thì thời kỳ Pháp thuộc là giai đoạn xảy ra nhiều biến động nhất cho đến hiện nay. Sau 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Sài Gòn đã trở thành một thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Kể từ đó, bản đồ các quận của nơi này đã bắt đầu xuất hiện đầy đủ và mở rộng hơn. Sài Gòn có tên chính thức là Thành phố Hồ Chí Minh – khi chế độ cộng hòa bị xoá bỏ hoàn toàn.
Trong nhiều năm qua, TP. Hồ Chí Minh đang dần phát triển và có sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế. Nắm giữ vị trí đứng đầu trong việc thu hút khách đầu tư từ nước ngoài. Không những thế, đây là nơi các ngành công nghiệp hoá phát triển vượt bậc. Từng bước khẳng định giá trị và vị thế trong quá trình phát triển hiện nay của Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh cùng với thủ đô Hà Nội thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Trải qua những giai đoạn thăng trầm và biến cố của lịch sử, việc hình thành nên 24 quận huyện như ngày hôm nay cũng không phải là một điều dễ dàng.
- Quận 1
- Quận 3
- Quận 4
- Quận 5
- Quận 6
- Quận 7
- Quận 8
- Quận 10
- Quận 11
- Quận 12
- Thành phố Thủ Đức
- Quận Bình Thạnh
- Quận Gò Vấp
- Quận Phú Nhuận
- Quận Tân Phú
- Quận Bình Tân
- Quận Tân Bình
- Huyện Nhà Bè
- Huyện Bình Chánh
- Huyện Hóc Môn
- Huyện Củ Chi
- Huyện Cần Giờ
>>>Xem thêm:Khu dân cư và 6 đặc điểm chính có thể bạn chưa biết!
Bản đồ tổng quan các quận ở TPHCM
Nếu bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu quận huyện? Đừng dừng lại, hãy tiếp tục cùng Mogi tìm hiểu rõ hơn về những thông tin vị trí, bản đồ, hướng tiếp giáp… ở phần bài viết bên dưới nhé!
Các hướng tiếp giáp Tp. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có hướng tiếp giáp với 6 tỉnh:
- Hướng Bắc và hướng Đông tiếp giáp với tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Hướng Tây tiếp giáp với Tây Ninh, Tiền Giang và Long An.
- Hướng Nam tiếp giáp với Biển Đông, cụ thể là vịnh Đồng Tranh và Gành Rái.
Bốn điểm cực của Tp. Hồ Chí Minh
Các điểm cực của Tp. HCM là ở đâu? Đây là câu hỏi mà ắt hẳn rất nhiều người luôn muốn biết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về 4 điểm cực này nhé!
- Điểm cực Bắc: đô thị Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi
- Điểm cực Tây: Thái Mỹ, huyện Củ Chi
- Điểm cực Đông: Tân An, huyện Cần Giờ
- Điểm cực Nam: Long Hòa, huyện Cần Giờ
Đánh giá vị trí Tp. Hồ Chí Minh
Lãnh thổ Hồ Chí Minh là vùng đất rộng lớn, có tọa độ địa lý nằm ở 10°22’33″- 11°22’17″ vĩ độ Bắc và 106°01’25″ – 107°01’10″ kinh độ Đông. Chiều dài của thành phố trải dài khoảng 150 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Còn chiều Tây – Đông là khoảng 75 km. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông khoảng 59 km đường chim bay. Thành phố có tổng cộng 12 km bờ biển, cách thủ đô Hà Nội 1.730 km đường bộ về phía Nam. Bên cạnh đó, nơi đây còn sở hữu vị trí chiến lược với các mặt nằm tiếp giáp với các tỉnh thành cốt yếu như:
- Hướng Bắc: Nằm liền kề với tỉnh Bình Dương, Nơi tập trung tất cả các khu công nghiệp nổi tiếng.
- Hướng Tây: Tiếp giáp với tỉnh Tây Ninh và Long An. Nơi có quy mô dân số lớn.
- Hướng Nam: Tiếp giáp với biển Đông, nơi giàu tài nguyên khoáng sản và là một phần của tỉnh Tiền Giang.
- Hướng Đông: Giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi được xem là thành phố du lịch thu hút khách bậc nhất Việt Nam.
Ngoài ra, bạn không khó để nhận thấy Hồ Chí Minh còn là nơi giáp ranh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ. Vùng đất màu mỡ này như mở ra cơ hội giao thương và vận tải đa dạng theo nhiều hướng khác nhau. Đây là một thuận lợi rất lớn trên thương trường phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cho toàn vùng cũng như Việt Nam.
>>>Xem thêm: Đồ án quy hoạch thành phố Thủ Đức có gì đáng quan tâm?
5 khu đô thị lớn của Tp. Hồ Chí Minh
Khi đã nắm rõ thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu quận huyện, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tại thành phố hiện có các khu đô thị lớn nào? Và khu đô thị đó có các quận huyện nào?
- Khu đô thị Trung Tâm : Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Phú, Quận Tân Bình, Quận Gò Vấp
- Khu đô thị Đông: Quận 9, Quận 2; Thủ Đức
- Khu đô thị Tây: Quận Bình Tân, 1 phần Huyện Bình Chánh
- Khu đô thị Nam: Quận 7, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ
- Khu đô thị Bắc: Quận 12, Huyện Hóc Môn; Huyện Củ Chi
Những điều chưa biết về các quận huyện TPHCM
- TP. Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2.095 km2. Trong đó, tổng diện tích của 5 huyện ngoại thành đã chiếm hơn 3/4 tổng diện tích, khoảng 1.601 km2.
- Trong 21 quận huyện: quận 3, quận 4, quận 5 là 3 quận có diện tích nhỏ nhất. Với các con số tương ứng lần lượt là 4.92 km2, 4.18 km2 và 4,27 km2.
- Huyện Cần Giờ nắm giữ vị trí có diện tích lớn nhất là 704,22 km2. Gấp 2,8 lần diện tích so với huyện Bình Chánh (252,69 km2). Gấp 15 lần so với diện tích Tp.Thủ Đức cũ (47,7 km2).
- Thủ Đức là thành phố đầu tiên và duy nhất thuộc trực thuộc đơn vị hành chính và trung ương. Nơi đây là sự gộp lại của 3 quận gồm: quận 2, 9 và Thủ Đức. Với tổng diện tích 211,56 km² và dân số khoảng 1.013.795 người.
Thành phố Thủ Đức chính thức được thành lập
Trong tương lai, thành phố Thủ Đức trực thuộc Tp Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ trở thành khu vực hạt nhân dẫn dắt đầu tàu nền kinh tế của Hồ Chí Minh. Mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của thành phố nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.
Vị trí địa lý
Thứ nhất, về vị trí địa lý của Thủ Đức. Đây là trung tâm của khu vực miền Đông Nam Bộ. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối giao thông và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các khu vực lân cận. Những công trình giao thông trọng điểm, đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế như:
- Tuyến Metro: Bến Thành – Suối Tiên
- Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đai 2…
- Tuyến đường thủy trên sông Sài Gòn, Đồng Nai
Ngoài ra, thành phố Thủ Đức còn có vị trí rất thuận lợi để ngành logistics phát triển một cách mạnh mẽ trong tương lai.
Hệ sinh thái khởi nghiệp
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trước tiên bạn cần hiểu khái niệm về hệ sinh thái khởi nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệp là tập hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp (đóng vai trò là trung tâm, người dẫn dắt) và các bên liên quan khác (đóng vai trò hỗ trợ) cùng chia sẻ, bổ sung cho nhau. Từ đó tạo nên một môi trường thuận lợi và phát triển, thúc đẩy sự hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh.
Quay trở lại vấn đề chính, hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Thủ Đức đã hình thành và phát triển mạnh mẽ với sự tham gia từ nhiều nguồn quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước. Nơi đây tập hợp các hệ sinh thái sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, công nghệ, công nghệ số, tài chính ngân hàng,…
Hơn nữa, quy hoạch mang tính tập trung tại làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và khu công nghệ cao quận 9 sẽ là chủ đạo. Hai địa điểm sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cho TP. Thủ Đức ở tương lai.
>>>Xem thêm: 3000 tỷ đồng triển khai nút giao An Phú. Bất động sản TP. Thủ Đức lên “hương”?
Khu chức năng hiện hữu
Hiện tại, Thành phố Thủ Đức đã hình thành 6 khu chức năng hiện hữu:
- Khu đô thị, trung tâm công nghệ tài chính – Thủ Thiêm
- Trung tâm thể dục thể thao – Rạch Chiếc.
- Khu công nghệ cao – Quận 9
- Trung tâm công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia
- Khu công nghệ sinh thái – Tam Đa, Long Phước
- Đô thị sáng tạo tương lai – Trường Thọ
Thông qua bài viết trên, tôi đã sơ lược toàn bộ thông tin quan trọng cũng như cung cấp một câu trả lời thích đáng cho câu hỏi thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu quận huyện?. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp sự hữu ích đối với bạn. Nếu bạn cần bất cứ thông tin gì, hãy ghé thăm Mogi.vn nhé! Tại đây sẽ có những kiến thức mà bạn mong muốn như phong thủy hay nhà đất, …