Sán lá gan là một bệnh mãn tính phổ biến ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, bệnh sán lá gan đã xảy ra ở 45 tỉnh, thành phố trong cả nước và số ca mắc ngày càng gia tăng. Người dân cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và cách lây lan để có thể kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh ra ngoài cộng đồng.
Sán lá gan là gì?
Sán lá gan là một loại ký sinh trùng phổ biến ở nước ta. Ở miền Bắc nước ta thường xuyên bị nhiễm sán lá gan lớn, còn ở miền Nam thường bị nhiễm sán lá gan lớn. Người bệnh thường đau vùng gan, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đôi khi vàng da, xơ gan… Bệnh này dễ nhầm với viêm gan virus, áp xe gan do các ký sinh trùng hoặc do vi khuẩn đường mật, ung thư gan, u gan, đau dạ dày…
Đặc điểm của sán lá gan
Sán lá gan là loại ký sinh với thân dẹt, nhìn như chiếc lá, không phân mảnh, kích thước từ vài mm đến vài cm. Sán có đĩa hút miệng và đĩa hút bụng. Nếu bộ phận hút ở bụng giúp sán bám vào cơ quan vật chủ dễ dàng thì sán cũng có bộ phận hút bên trong là đĩa hút miệng để giúp tiêu hóa.
Ngoài miệng, sán có hầu, thực quản và manh tràng. Cơ quan sinh dục bao gồm cơ quan sinh dục đực và cái. Cơ quan sinh dục đực gồm 2 tinh hoàn phân nhánh hoặc chia thành nhiều thùy tùy loài, có 2 ống dẫn tinh. Sau một thời gian, các ống dẫn tinh nhập lại thành ống duy nhất dẫn đến dương vật, nằm trong túi dương vật.
Cơ quan sinh sản cái giới bao gồm một buồng trứng nhỏ phân thùy hoặc phân nhánh, ống dẫn trứng thông với buồng trứng rồi tới lỗ sinh dục cái nằm bên cạnh lỗ sinh dục đực. Các tuyến sinh tinh nằm ở hai bên của cơ thể sán. Buồng trứng là nơi hình thành trứng. Tử cung có hình tròn là nơi chứa trứng.
Sán lá gan sống ở đâu?
Sán lá gan gồm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Chúng đều có hình lá, thân dẹt và kích thước khác nhau. Với vẻ bề ngoài, sán lá gan lớn có kích thước lớn hơn rất nhiều so với sán lá gan nhỏ.
Vòng đời của sán lá gan phải ký sinh ở người và động vật thì mới phát triển thành chu kỳ của mình. Nhưng sán lá gan sống ở đâu và xâm nhập vào cơ thể như thế nào?
Sán lá gan nhỏ sống ở đâu?
Sán lá gan nhỏ chủ yếu ký sinh ở người và một số động vật như chó, mèo, hổ, báo, cáo, chồn, rái cá, chuột … Trứng của sán lá gan nhỏ được thải ra ngoài theo phân và gặp môi trường nước ngọt ở sông, suối, ao… Trứng lơ lửng trong nước và bị ốc nước ngọt thuộc giống Bithynia, Melania ăn phải.
Trong cơ thể ốc, ấu trùng lông tơ xuất hiện từ trứng, lần lượt trải qua các giai đoạn từ nang trứng cho đến ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc đi vào da của các loài cá nước ngọt thuộc như cá chép, cá rô, cá diếc… Khi xâm nhập vào cơ thể cá, chúng mất đuôi và sau này trở thành hậu ấu trùng ở da hoặc thịt cá.
Người dân nhiễm sán lá gan nhỏ thông qua việc uống nước lã, ăn cá sống hoặc nấu chưa chín, hay ăn các món gỏi cá, tôm sống, ăn gan động vật nhiễm sán chưa nấu chín, ăn các loại rau mọc dưới suối, ruộng mà không rửa sạch và nấu chín. Các thực phẩm trên có chứa trứng hoặc nang ấu trùng sán lá gan.
Vậy sán lá gan di chuyển như thế nào sau khi vào cơ thể người? Khi ấu trùng vào dạ dày, nó sẽ đi xuống tá tràng rồi trở lại gan qua ống mật. Khi xâm nhập vào mô gan, sán non phát triển thành sán trưởng thành đẻ trứng vào đường mật.
Nơi ký sinh của sán lá gan lớn
Đối với sán lá gan lớn, sán trưởng thành sống trong đường mật của động vật ăn cỏ như trâu, bò và đẻ trứng. Trứng được bài tiết qua mật rồi theo phân, phôi bào phát triển thành ấu trùng có lông sau 9 đến 15 ngày. Khi ra ngoài, sán gặp môi trường nước, ấu trùng rời khỏi trứng, bơi trong nước rồi xâm nhập vào ốc Lymnaea sống dưới nước. Trong cơ thể ốc, sán phát triển qua giai đoạn bào tử nang và thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, bám vào thực vật thủy sinh, mất đuôi và trở thành hậu ấu trùng.
Khi động vật ăn cỏ hoặc con người ăn các loại rau này, hậu ấu trùng mất vỏ trong ruột non và trở thành ấu trùng. Sán non bắt đầu xuyên qua thành ruột, xâm nhập vào phúc mạc rồi chui qua gan để sống trong ống mật. Sán lá gan sống ở đây khoảng một năm. Trong nhiều trường hợp, sán non xâm nhập vào mạch máu và đi nhầm vào phổi, mắt và mô dưới da.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sán lá gan sống ở đâu. Nếu nghi ngờ mắc bệnh sán lá gan, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và làm xét nghiệm. Để phòng bệnh sán lá gan, mọi người không nên ăn cá nấu chưa chín như gỏi cá, không ăn rau sống dưới nước ao, ruộng, không uống nước lã, không ăn gan sống, ăn chín, uống sôi, không sử dụng phân người để nuôi cá hoặc bón cho cây trồng, không phóng uế bừa bãi vào nguồn nước.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp