Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 23 được tổ chức tại sân vận động Quirino Granđstan – Philippines từ 27/11 đến 5/12/ 2005, với sự tham gia của tất cả 11 nước trong khu vực.
Có 5536 vận động viên thi tài ở 41 môn trong đó môn bóng đá nam đã khởi tranh từ ngày 20/ 11, bóng nước từ ngày 21/11, bóng đá nữ từ ngày 23/11, đua thuyền buồm và quần vợt từ ngày 26/11. (Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đã quyết định loại bóng rổ, môn thể thao phổ biến tại Philippines, khỏi danh sách thi đấu, với sự đồng thuận của Ủy ban Tổ chức SEA Games Philippines (PHILSOC), vì FIBA đã quyết định cấm nước chủ nhà tham gia vào bất kỳ giải thi đấu quốc tế nào của bộ môn này.)
Huy chương vàng đầu tiên thuộc về đội Singapore vào ngày 25/11 trong môn bóng nước.
Đây là lần thứ ba Philippines đăng cai SEA Games, hai lần trước là vào các năm 1991 và 1981. Lễ khai mạc đầy màu sắc diễn ra tại quảng trường Quirino Grandstand ở thủ đô Manila. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử SEA Games lễ khai mạc đã được phá lệ diễn ra ở quảng trường chứ không phải trong sân vận động như truyền thống. Bà Gloria Arroyo, Tổng thống Philippines, tuyên bố khai mạc và chào mừng hơn 7.000 vận động viên và quan chức thể thao các nước tham gia Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 23.
Biểu trưng của Đại hội lấy từ các loại mặt nạ hóa trang truyền thống của các nước Đông Nam Á. Nó thể hiện sự phong phú của các sắc thái văn hóa và tinh thần cởi mở và hiếu khách của người Filipin. Biểu tượng lấy cảm hứng từ Lễ hội Maskara tổ chức hằng năm tại Bacolod, một trong những địa điểm thi đấu của SEA Games lần này.
Linh vật của SEA Games lần này là loài đại bàng Filipin Gilas. Loài này là một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới với đặc trưng là một chùm lông lớn trên đầu. Đại bàng sẽ tượng trưng cho sức mạnh và niềm kiêu hãnh. Nó sẽ thể hiện tinh thần chiến thắng của tất cả các vận động viên tham gia. Gilas lấy tên từ các từ Maliksi, Malakas, Matalino, Angat, Matalas nghĩa là “năng động”, “mạnh mẽ”, “thông minh”, “cao cả” và “sắc sảo” trong tiếng Filipino.
Một điều đặc biệt là thủ lĩnh mặt trận Hồi giáo Moro, một trong những nhóm phiến quân tại Philippines, ông Hadji Murad, cùng các đại diện khác nhóm Hồi giáo ly khai khác, đã nhận lời tham dự buổi lễ này để thể hiện “thiện chí” hòa bình với chính phủ.
Kết quả, đoàn đoàn Philippine dẫn đầu với 113 huy chương vàng, 84 huy chương bạc và 94 huy chương đồng. Tiếp theo là đoàn Thái Lan.
Đoàn Việt Nam đứng thứ 3 với 71 huy chương vàng, 68 huy chương bạc và 89 huy chương đồng.
Bảng tổng sắp huy chương các đoàn tham dự: