Soạn bài Bố cục trong văn bản
Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản
1. Bố cục của văn bản
a. Những nội dung trong đơn cần được sắp xếp theo trật tự. Không thể tùy thích ghi mà phải theo thứ tự.
b. Khi xây dựng văn bản cần quan tâm đến bố cục vì việc xây dựng bố cục thể hiện sự rành mạch, rõ ràng trong suy nghĩ, trong cách sắp xếp của người viết, giúp tạo hiệu quả trong giao tiếp.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
a. Hai câu chuyện đã cho chưa có bố cục.
b. Sự bất hợp lí trong cách kể : Nội dung của câu chuyện không theo một trình tự nào cả, thiếu mạch lạc. Ở VB (1), khi đang kể việc ếch đã lên bờ, lại kể sang chuyện ếch sống trong giếng, rồi lại kể chuyện ếch ra ngoài giếng,… Ở VB (2), lí do khoe được áo lại được kể sau, cách kể không được hấp dẫn.
c. Bố cục hai câu chuyện nên được sắp xếp :
– VB (1) : ếch sống trong giếng → thấy trời bé tí → oai với bọn cua ốc → trời mưa, ra ngoài → quen thói nhâng nháo → bị trâu giẫm bẹp.
– VB (2) : Ở đoạn 2, nói về lí do trước khi về sự việc khoe được áo mới.
3. Các phần của bố cục
a. Nhiệm vụ các phần :
Các phần trong bài Văn bản miêu tả Văn bản tự sự Mở Bài Giới thiệu cảnh được miêu tả Giới thiệu chung về sự việc Thân Bài tả chi tiết cảnh vật, đối tượng kể diễn biến sự việc Kết Bài thường nêu cảm nghĩ kể lại kết cục sự việc
b. Nên phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần. Vì chúng giúp tạo sự rành mạch, rõ ràng, tránh được lộn xộn.
c. Nói như vậy là không đúng. Vì mỗi phần có nhiệm vụ riêng, các phần có liên quan chặt chẽ, nhưng cũng độc lập, không giống nhau.
d. Không thể đồng ý với ý kiến của bạn đó. Vì mỗi phần có chức năng và nhiệm vụ riêng, đều quan trọng như nhau.
Luyện tập
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Những ví dụ :
– Câu chuyện Lợn cưới áo mới và Ếch ngồi đáy giếng được dẫn phần I.
– Trong thực tế : Kể chuyện em đi học muộn :
+ Đoạn văn chưa có bố cục rõ ràng : “Em đi học bằng xe đạp. Mọi người đi sát nhau, em vô tình bị ngã. Ngày hôm qua em đã đến trường muộn. Đường thì rất đông, xe cộ nhiều. Vì thế em bị muộn học.”
→ Đoạn văn đã sửa lại : “Ngày hôm qua em đã đến trường muộn. Đường thì rất đông, xe cộ nhiều. Em đi học bằng xe đạp. Mọi người đi sát nhau, em vô tình bị ngã. Vì thế em bị muộn học.”
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” :
– Mở bài : Cảnh hai anh em chia đồ chơi (hiện tại)
– Thân bài : trở lại quá khứ – chia tay lớp học.
– Kết bài : hai anh em chia tay nhau (hiện tại)
* Bố cục này khá rành mạch và hợp lí. Một cách khác, có thể kể theo trình tự thời gian quá khứ đến hiện tại,…
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bố cục khá rành mạch, nhưng chưa hoàn toàn hợp lí. Ở Mở bài, nên thêm phần giới thiệu họ tên, đề tài báo cáo sau lời chào. Thân bài nên bỏ phần (4). Kết bài nên trình bày khái quát những nội dung vừa nói và gợi mở định hướng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:
- Mạch lạc trong văn bản
- Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Từ láy
- Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Soạn Văn 7 (hay nhất)
- Soạn Văn 7 (siêu ngắn)
- Soạn Văn 7 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 7
- Tác giả – Tác phẩm Văn 7
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 7
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án
- Giải vở bài tập Ngữ văn 7
- Top 48 Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Săn SALE shopee tháng 11:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3