Chúng tôi xin giới thiệu bài Chiếc lá cuối cùng được VnDoc tổng hợp và đăng tải. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của tác giả O Hen-ri cho ta thấy hình ảnh tình người ấm áp của những người nghèo khổ, qua đó giúp ta nắm được một số điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Muốn tìm hiểu rõ hơn các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé
1. Tìm hiểu chung tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
a/ Tác giả
– O Hen-ri tên thật là Uyliam -Xi nây- potơ (1862-1910). Nhà văn Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.
– Truyện của ông thường nhẹ nhàng và tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả.
– Tác phẩm chính: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, chiếc lá cuối cùng,…
b/ Tác phẩm
– Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn hay nhất của Ô.Hen- ri.
– Đoạn trích: Là phần cuối trong truyện “Chiếc lá cuối cùng”.
– Tóm tắt: Giônxi, Xiu và Bơmen là những họa sĩ nghèo, thuê trọ ở một khu phố tồi tàn phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết. Nhưng qua một buổi sáng và 1 đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Một người bạn gái đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh họa sĩ già Bơ-men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn-xi, trong khi chính cụ bị chết vì sưng phổi
Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt truyện Chiếc lá cuối cùng
– Bố cục: (3 phần)
+ Phần 1: Từ đầu … kiểu Hà Lan: Giôn-xi đợi cái chết.
+ Phần 2: Tiếp… vịnh Na-plơ: Giôn-xi vượt qua cái chết.
+ Phần 3: còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng.
2. Đọc – hiểu văn bản Chiếc lá cuối cùng
a/ Nhân vật Xiu
– Bạn cùng phòng với Giôn- xi.
– Lo lắng cho bệnh tình của Giôn- xi.
– “Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.
– Yêu thương Giôn- xi tha thiết.
– Chăm sóc tận tình như người chị, người mẹ
– Chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng Giôn- xi
– Là người bạn tốt có tấm lòng yêu thương cao cả và trong sáng.
b/ Nhân vật Giôn-xi
– Hoàn cảnh: Là một cô họa sĩ trẻ, bệnh tật, nghèo túng.
– Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành
– Giọng nói: thều thào
→ Giôn-xi rất yếu, sức khỏe dường như cạn kiệt.
⇒ Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng, yếu đuối, chờ đợi giây phút chia tay với cuộc đời.
– “Chiếc lá thương xuân vẫn còn đó’’
– Giôn-xi khi nhìn chiếc lá:
+ Thấy mình tệ.
+ Xin tí cháo và chút sữa pha rượu vang.
+ Ngồi dậy xem chị nấu nướng.
+ Muốn vẽ vịnh Na- plơ
→ Cô đã muốn sống, có đủ nghị lực vượt qua bệnh tật, cô đã khỏe lại.
→ Sức sống dẻo dai, bền bỉ của chiếc lá đã kích thích tình yêu sự sống của cô.
⇒ Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nhà văn đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc sự thay đổi lớn ở Giôn- xi, từ chỗ tuyệt vọng chờ đợi giây phút kết thúc cuộc đời đến niềm vui sống với những ước mơ, khát vọng nghệ thuật.
c/ Nhân vật cụ Bơ-men và “Chiếc lá cuối cùng”
* Cụ Bơ- men:
– Cuộc đời:
+ Họa sĩ nghèo, đã ngoài 60 tuổi
+ Vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ.
+ Mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng 40 năm nay vẫn chưa thực hiện được.
– Tình cảm, việc làm của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi.
+ Nhìn lá rụng, sợ sệt vì lo lắng cho tính mạng của Giôn- xi.
+ Bí mật vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết; Bị sưng phổi rồi qua đời sau 2 ngày.
⇒ Họa sĩ nghèo chưa đạt được thành công trong nghệ thuật. là người có lòng nhân ái bao la, sẵn sàng hi sinh thân mình để giúp đỡ người khác., là người có tấm lòng nhân nhậu, tình yêu thương con người cao cả
* Hình ảnh “Chiếc lá cuối cùng”.
– Hình ảnh chiếc lá: Giống như thật, cuống lá màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa.
– Hoàn cảnh vẽ chiếc lá: Cụ Bơ-men vẽ trong đêm, mưa tuyết.
– Mục đích: Giúp Giôn-xi thoát khỏi bệnh tật.
* Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”
– Chiếc lá được vẽ như thật, hai nữ họa sĩ trẻ không phát hiện ra
– Có giá trị nhân sinh cao: góp phần cứu sống một con người.
– Tác phẩm được hoàn thành trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của thời tiết.
– Được vẽ bằng cả tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men
→ Sức mạnh nghệ thuật chân chính được tạo ra từ tình yêu thương con người và vì sự sống của con người.
* Tổng kết
Nội dung
– Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ
– Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.
Nghệ thuật
– Kể xen tả và biểu cảm
– Đảo ngược tình huống 2 lần → Kết thúc độc đáo, bất ngờ.
– Xây dựng tình tiết truyện hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc.
- Ý nào nói đúng nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện chiếc lá cuối cùng
3. Bài tập minh họa bài Chiếc lá cuối cùng
Đề bài: Phân tích nhân vật cụ Bơ-men trong truyện ngắn chiếc lá cuối cùng
1/ Mở bài
– Truyện “Chiếc lá cuối cùng” là câu chuyện cảm động về tình bạn, lòng nhân ái.
– Nhân vật Bơ-men để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
2/ Thân bài
* Nhân vật Bơ-men
– Bơ-men và hai cô bạn họa sĩ nghèo sống trong căn hộ thuê.
– Cuộc sống của cụ Bơ-men nghèo khổ, cô đơn, cả cuộc đời ước mơ vẽ một bức tranh kiệt tác.
– Lòng vị tha của Bơ-men:
+ Thương xót cảnh ngộ của Giôn-xi.
+ Không ngần ngại gian nan tìm cách cứu Giôn-xi về với cuộc sống.
+ Dồn cả tâm lực, tài năng để vẽ lên tường một chiếc lá đem lại cho Giôn-xi một niềm hi vọng về sự sống.
+ Cứu sống được Giôn-xi, Bơ-men đổi cả tính mạng. Bơ-men qua đời trong sự tiếc thương của mọi người.
3/ Kết bài
– Bơ-men, người nghệ sĩ giàu lòng nhân ái và sống vì nghệ thuật đích thực hướng tới con người.
– Chiếc lá cuối cùng do Bơ-men sáng tạo trở thành kiệt tác duy nhất trong cuộc đời nghệ thuật của ông.
Lý thuyết Ngữ văn 8: Chiếc lá cuối cùng được VnDoc chia sẻ trên đây. Giúp chúng ta tìm hiểu nội dung tác phẩm kèm theo bài tập minh họa giúp các em nắm vững kiến thức qua đó thấy được giá trị nghệ thuật và nhân đạo cũng như tình yêu thương con người được tác giả truyền đạt qua tác phẩm.
–
Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Chiếc lá cuối cùng cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn, Ngữ văn 8.