Với tác giả, tác phẩm Ông đồ Ngữ văn lớp 7 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Ông đồ gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.
Tác giả – tác phẩm: Ông đồ – Ngữ văn lớp 7 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Ông đồ
1. Tiểu sử
– Vũ Đình Liên (1913 – 1996)
– Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
2. Sự nghiệp sáng tác
– Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới
– Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học
– Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
– Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…
II. Tìm hiểu tác phẩm Ông đồ
1. Thể loại: Thể thơ 5 chữ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm
4. Tóm tắt:
Bài thơ thể hiện t ình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
5. Bố cục:
Chia làm 3 phần:
– Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế
– Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)
– Phần 3: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm
6. Giá trị nội dung:
– Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả
7. Giá trị nghệ thuật:
– Bài thơ được viết theo thể thơ ngụ ngôn gồm nhiều khổ
– Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
– Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ông đồ
1. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
– Ông đồ xuất hiện mỗi dịp tết đến xuân về “hoa đào nở”
→ Cặp hình ảnh “ông đồ”- “hoa đào” trở thành tín hiệu báo xuân đến.
– “Mực tàu giấy đỏ”→ Viết thư pháp
– Tài năng hơn người với những nét chữ phóng khoáng, bay bổng “thảo những nét”, “rồng múa phượng bay”
– Nhận được sự ngưỡng mộ, yêu thích của mọi người “bao nhiêu người thuê viết”, “tấm tắc ngợi khen tài”
→ Ông đồ là trung tâm của bức tranh mùa xuân. Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền.
2. Hình ảnh ông đồ thời lụi tàn
– Ông đồ vẫn ngồi bên góc phố đông người qua lại nhưng dần bị quên lãng.
– “mỗi năm mỗi vắng” gợi ra không khí đìu hiu, vắng vẻ và tình cảnh vắng khách của ông đồ
– Giấy, mực thấm đượm nỗi buồn của con người: nỗi buồn bị lãng quên
– “lá vàng rơi trên giấy” càng tô đậm thêm sự ảm đạm, gợi cảm giác úa tàn, lạnh lẽo.
→ Ông đồ dần trở nên lạc lõng giữa cuộc đời
3. Tình cảm của nhà thơ
– Trân trọng, cảm mến tài năng của ông đồ cũng như những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc
– Xót thương khi những giá trị văn hóa tốt đẹp của nền Nho học dần bị mai một, lãng quên.
Học tốt bài Ông đồ
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Ông đồ Ngữ văn lớp 7 hay khác:
-
Soạn bài Ông đồ (hay nhất)
-
Soạn bài Ông đồ (ngắn nhất)
-
Bố cục Ông đồ
-
Tóm tắt Ông đồ
-
Nội dung chính Ông đồ
Xem thêm tóm tắt tác giả – tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
-
Tác giả – tác phẩm: Tiếng gà trưa
-
Tác giả – tác phẩm: Bạch tuộc
-
Tác giả – tác phẩm: Chất làm gỉ
-
Tác giả – tác phẩm: Nhật trình Sol 6
-
Tác giả – tác phẩm: Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
Săn SALE shopee tháng 11:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3