I. Các loại từ láy:
Câu 1 – 2
Từ láy Giống Khác Phân loại đăm đăm tạo thành từ hai tiếng và hai tiếng có sự hòa phối về âm thanh tiếng sau lặp lại hoàn toàn tiếng trước láy toàn bộ mếu máo tiếng sau lặp lại chữ cái đầu tiếng trước láy phụ âm đầu liêu xiêu tiếng sau lặp lại vần của tiếng trước láy vần
Câu 3: Không dùng bật bật và thẳm thẳm vì nó là những từ láy toàn bộ đã có sự biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối.
II. Nghĩa của từ láy:
Câu 1:
*Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm mô phỏng âm thanh (từ tượng thanh).
Câu 2: Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có điểm chung về âm thanh và về nghĩa:
a. lí nhí, li ti, ti hí: hình thành trên cơ sở miêu tả những âm thanh, hình khối, độ mở…của sự vật, có tính chất chung là nhỏ bé.
b. nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: hình thành trên cơ sở miêu tả ý nghĩa của sự vật theo mô hình: Khi A, khi B hoặc lúc A, lúc B.
Câu 3: So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc: mềm, đỏ.
Ý nghĩa của mềm mạ, đo đỏ đã được giảm nhẹ hơn so với ý nghĩa của mềm, đỏ.
III. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Đọc đoạn văn đầu của “Cuộc chia tay của những con búp bê” :
a. Từ láy : bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.
b. Xếp các từ láy:
Từ láy toàn bộ
Bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp.
Từ láy bộ phận
Nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề.
Câu 2. Điền các từ láy:
Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
– Nhẹ nhàng, nhẹ nhõm:
a. nhẹ nhàng
b. nhẹ nhõm
– Xấu xí, xấu xa
a. xấu xa
b. xấu xí.
– tan tành, tan tác:
a. tan tành
b. tan tác
Câu 4. Đặt câu:
– Cô giáo em có dáng người nhỏ nhắn.
– Anh Dũng nói năng nhỏ nhẹ như con gái.
– Mẹ chăm chút cho các con từ những cái nhỏ nhặt nhất.
– Bạn bè không nên nhỏ nhen với nhau.
– Cánh chim nhỏ nhoi giữa bầu trời cao rộng.
Câu 5.
Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria…nảy nở là từ ghép, chúng chỉ có sự trùng hợp ngẫu nhiên về phụ âm đầu.
Câu 6.
a. Nghĩa của các từ:
– chiền: từ cổ, cũng có nghĩa là chùa.
– nê: từ cổ, có nghĩa là chán, con người ăn vào nhưng ko tiêu hóa được thức ăn.
– rớt: rơi ra một vài giọt (còn sót lại, hỏng, không đỗ) hoặc cũng có nghĩa là rơi.
– hành: thực hành.
b. Theo cách giải nghĩa trên đây thì các từ đã cho là từ ghép vì cả hai tiếng trong từ đều có nghĩa.
Giaibaitap.me