Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Bài giảng Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
-Xem lại khái niệm tục ngữ ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
– Khi đọc tục ngữ, các em cần chú ý:
+ Tìm hiểu các từ ngữ khó (nghĩa đen, nghĩa bóng), từ đó, hiểu nội dung, ý nghĩa chung của câu tục ngữ.
+ Nhận biết được những yếu tố hình thức (số lượng chữ, vấn, nhịp, biện pháp tu tử,…) của tục ngữ và tác dụng của các yếu tố đó.
– Đọc trước văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội; tìm hiểu thêm về tục ngữ từ sách, báo, Internet
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội: Các câu tục ngữ trong bài nói về kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hình thức các câu tục ngữ.
Trả lời:
Các câu tục ngữ thường ngắn gọn, cô đọng.
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận biết sự khác biệt về đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản.
Trả lời:
Đề tài trong các câu tục ngữ là về đề tài thiên nhiên, lao động và đề tài con người, xã hội.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận xét về số lượng chữ, vần, nhịp,… của các câu tục ngữ trong văn bản.
Trả lời:
– Số lượng chữ trong câu tục ngữ ít: nhiều nhất là một cặp lục bát.
– Vần thường là vần liền: nắng – vắng, người – mười,…
– Nhịp thường là nhịp chẵn: 4/4, 2/2/2/2,2/2/4,…
Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên.
Trả lời:
Biện pháp tu từ: điệp từ được sử dụng trong câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tác dụng nhấn mạnh việc học không bao giờ là đủ, chúng ta cần học mọi thứ.
Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?
Trả lời:
– Các câu tục ngữ về thiên nhiên lao động đã phản ánh kinh nghiệm nhìn trời đất để dự báo thời tiết, cũng như những kinh nghiệm của người nông dân trong trồng trọt và chăn nuôi.
– Những kinh nghiệm ấy có vai trò quan trọng đối với người lao động. Nó giúp người lao động phán đoán thời tiết để chủ động trong công việc cũng như những kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất giúp quá trình lao động đạt hiệu quả cao.
Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?
Trả lời:
Những câu tục ngữ về con người xã hội nhắn gửi con người luôn yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau.
Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trong những câu tục ngữ trên em thích nhất câu “Một mặt người bằng mười mặt của” vì câu tục ngữ đó thể hiện việc coi trọng tình cảm con người hơn giá trị vật chất.
Câu 6 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày này.
Trả lời:
Theo em các câu tục ngữ vẫn còn hữu ích với cuộc sống ngày nay. Chẳng hạn như câu tục ngữ về thiên nhiên lao động như “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, hay như câu tục ngữ về con người, xã hội như “Người là vàng, của là ngãi”.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 3,4
Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng
Soạn bài Đẽo cày giữa đường
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 9, 10
Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn
Soạn bài Thầy bói xem voi
Soạn bài Tục ngữ
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 19