Xem thêm: Về Thác Bù Xa (Đắk Ti) tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ
2Hướng dẫn di chuyển đến Sóc Bom Bo
Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có 2 cách để di chuyển đến Sóc Bom Bo:
2.1 Xe khách
Đây là phương tiện di chuyển tiết kiệm, được nhiều cặp đôi lựa chọn. Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn bắt xe khách tại bến xe miền Đông đi Bình Phước. Giá vé ước tính khoảng 200.000 VNĐ/người, tùy thuộc vào loại xe mà bạn chọn. Thời gian di chuyển ước tính mất khoảng 3 giờ đồng hồ. Lưu ý, bạn phải nhờ bác tài cho dừng tại Sóc Bom Bo nhé. Hãy lưu lại kinh nghiệm này vào Cẩm nang du lịch của bạn nhé!
2.2 Xe máy
Xe máy là loại phương tiện được nhiều phượt thủ lựa chọn. Khi sử dụng xe máy, bạn sẽ được chủ động về thời gian đi lại cũng như thoải mái ngắm cảnh hai bên đường đi. Xuất phát từ cầu Bình Triệu, bạn di chuyển theo Quốc lộ 13 đi thẳng đến Mỹ Phước Tân rồi rẽ trái. Sau đó, bạn tiếp tục đi thêm một đoạn ngắn rồi rẽ vào đường Điện Biên Phủ. Đi đến cuối đường, bạn sẽ gặp đường Nguyễn Văn Linh rẽ trái. Sau đó, khi đã đến ngã tư đầu tiên thì bạn lại tiếp tục rẽ phải vào đường ĐT 742. Tiếp đó, bạn di chuyển vào đường DT 741 nối dài Quốc lộ 14 rồi chạy thẳng đến khi gặp ngã ba Minh Hưng. Tại đây, bạn rẽ trái khoảng 300m nữa là đến Sóc Bom Bo rồi đấy nhé.
3Khám phá Sóc Bom Bo
3.1 Nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ
Sóc Bom Bo là nơi cung cấp gạo cho bộ đội đánh Mỹ. Do đó, tiếng chày khua giã gạo đã được nhiều nhạc sĩ, nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng để sáng tác. Trong số những tác phẩm về Sóc Bom Bo, bài hát do nhạc sĩ Xuân Hồng viết đã làm lay động biết bao người. Tuy chỉ là một bài hát ngắn gọn nhưng lại làm cho chúng ta có thể nhớ về một thời oai hùng, vẻ vang của dân tộc.
3.2 Khu văn hóa bảo tồn Sóc Bom Bo
Vốn là một di tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Sóc Bom Bo được chính quyền địa phương thành lập khu bảo tồn văn hóa với nhiều hạng mục hấp dẫn như: công trình nhà đón tiếp, hạng mục sân thả voi, sân lễ hội và hệ thống điện nước, đèn chiếu sáng…
3.3 Những chiếc cối chày giã gạo xưa
Tuy bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh nhưng Sóc Bom Bo vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng trong đời sống của người dân tộc S’tiêng. Khi tham quan địa điểm này, bạn vẫn có thể lắng nghe tiếng chày giã gạo bên ánh lửa bập bùng. Chày, cối là hai vật dụng thô sơ nhưng lại có vai trò cực kỳ to lớn trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Hiện nay, chính quyền đã đưa hai vật dụng này vào khu bảo tồn và chỉ sử dụng khi cần thiết. MIA.vn khuyến khích bạn nên đến đây vào dịp lễ, Tết để được tham gia vào cuộc thi giã gạo hết sức thú vị do người dân địa phương tổ chức nhé.
3.4 Ngắm nhìn người dân dệt thổ cẩm
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của người dân S’tiêng. Nghề này đã được họ lưu giữ và truyền bá rộng rãi đến nhiều người dân trên khắp cả nước. Khi đến Sóc Bom Bo, bạn sẽ được những cô gái S’tiêng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong các hoạt động thú vị như đan lát, săn bắt, đánh cồng chiêng…