– Các miền núi lửa: là biểu hiện của quá trình phun trào macma trên bề mặt trái đất Tùy theo cách thức phun trào cũng như tính chất của vật liệu từ
6.2.4. Lưu vực hệ thống sông Cả
Tổng diện tích lưu vực của hệ thống sông Cả là 27.200 km2, trong đó có đoạn sông dài 170km chảy trên đất Lào có diện tích lưu vực là 9470 km2. Hệ thống sông Cả (sông Lam) có 2 nguồn chính: Nậm Nơn từ dãy Pu Lôi và Nậm Mô từ cao nguyên Trấn Ninh. Chiều dài của sông tính theo Nậm Nơn là 530km, tính theo Nậm Mô dài 432km. Sông Lam theo Nậm Mô qua cửa Rào-Đô Lương- Vinh và đổ ra biển ở cửa Hội. Hệ thống sông Lam có các phụ lưu quan trọng: sông Con bên tả ngạn, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu bên hữu ngạn.
– Sông Lam: tên gọi khác là Ngàn Cả hay Sông Cả, ở Lào là Nam Khan, là một trong 2 con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội.Trên lãnh thổ Việt Nam, nó chảy qua địa phận huyện Kì Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào và Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ. Tổng cộng chiều dài của sông là khoảng 513 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361km. Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, khi gần tới biển chảy ngược lên hướng Bắc. Có một số nhánh sông nhân tạo lấy nước từ Sông Lam như sông Đào.
– Sông Hiếu (Nghệ An): Sông Hiếu, còn có tên gọi là sông Con, một trong những con sông lớn tại Nghệ An, có tổng chiều dài khoảng 220 km, là phụ lưu lớn nhất của sông Lam, sông được bắt nguồn từ vùng núi huyện Quế Phong, chảy quanh co theo hướng đông – nam qua Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, đến thị trấn Thái Hòa, Nghĩa Đàn đổi hướng chảy theo hướng tây nam qua huyện Tân Kỳ, Anh Sơn và hợp nhất với sông Lam tại xã Đinh Sơn, Anh Sơn.
Sông La: là một phụ lưu của sông Lam, dài 12,5 km chảy qua huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Sông La là hợp lưu của hai sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn đồ về) và sông Ngàn Sâu (từ Hương Khê và Vũ Quang) tại bến Tam Soa (Linh Cảm, Đức Thọ). Đến lượt nó lại hợp lưu với sông Cả (từ Nghệ An chảy sang) tạo thành dòng sông Lam nằm giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
– Sông Ngàn Phố: Sông Ngàn Phố là một phụ lưu của sông La chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Sông Ngàn Phố bắt nguồn bằng các dòng suối nhỏ từ vùng núi Giăng Màn thuộc dãy núi Trường Sơn trong địa phận các xã Sơn Hồng, Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2 huyện Hương Sơn, ven biên giới Việt – Lào, ở độ cao khoảng 700 m. Sông Ngàn Phố chảy gần như theo hướng Tây – Đông tới ngã ba Tam Soa (bến Tam Soa), nơi giáp ranh các xã Sơn Tân, Sơn Long (huyện Hương Sơn) với các xã Trường Sơn, Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ). Đây cũng là nơi nó hợp lưu với sông Ngàn Sâu để tạo thành sông La.Chiều dài tối đa khoảng 71-72 km. Diện tích lưu vực 1.060 km².
– Sông Ngàn Sâu: Sông Ngàn Sâu là một chi lưu chính của sông La. Sông này dài 131 km, bắt nguồn từ vùng núi Ông Giao (1.100 m) và Cũ Lân (1.014 m) thuộc dãy núi Trường Sơn nằm trên địa bàn giáp ranh của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình) chảy về hướng Bắc qua huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) rồi hợp lưu với sông Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa (hay bến Tam Soa (huyện Đức Thọ) tạo thành dòng sông La. – Ngàn Sâu có các phụ lưu là sông Tiêm, sông Rào Trổ, sông Ngàn Trươi. Toàn bộ lưu vực sông Ngàn Sâu rộng 2061 km².
– Sông Nghèn: là một phân lưu của sông Lam chảy qua tỉnh Hà Tĩnh. Sông được bắt nguồn từ địa phận xã Trung Lương, Hồng Lĩnh, chảy quanh co theo hướng đông nam qua huyện Đức Thọ, Thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc, Lộc Hà và hợp nhất với sông Hạ Vàng ở huyện Thạch Hà chảy theo hướng đông bắc đổ ra biển tại cửa Sót. Sông có chiều dài khoảng 70km, chảy qua quốc lộ 1A tại cầu Nghèn thuộc thị trấn Can Lộc.
Về đặc điểm địa hình lưu vực sông Cả có nhiều điểm tương tự với hệ thống sông Mã. Các con sông chủ yếu chảy theo hướng tây – đông, theo hướng dốc chung của địa hình.