Sông Thu Bồn bắt nguồn từ vô số những con suối nhỏ róc rách chảy xuống từ ngọn núi Ngọc Linh ở chỗ giáp giới hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum (thuộc huyện Duy Xuyên). Sông Thu Bồn như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng, len lỏi qua những vùng núi non hiểm trở mạn tây Quảng Nam rồi đổ xuống các cánh đồng phì nhiêu.
Sông Thu Bồn chụp từ trên cao – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Quảng Nam
Sông bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn vượt qua bao đồi núi đưa phù sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Tại đây, Thu Bồn hội ngộ cùng sông Vu Gia, trải phù sa ra khắp vùng đất Điện Bàn theo hai hướng: hướng Bắc vẫn là hướng chính với tên Thu Bồn (có nơi còn gọi là sông Chợ Củi, hướng Nam nhánh nhỏ hơn là sông Bà Rén. Gần đến biển, Thu Bồn và Bà Rén gặp lại nhau để hoà với dòng Trường Giang chảy qua phố cổ Hội An rồi đổ ra biển Cửa Đại.
Sông bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét và đổ ra biển Cửa Đại – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Hội An
Trong suốt hành trình viễn du trên dòng Thu Bồn, du khách sẽ đi qua nhiều làng quê nổi tiếng với nghề trồng dâu chăn tằm – ươm tơ dệt lụa, với những bãi bắp, biển dâu xanh tốt, những hàng tre rợp bóng đôi bờ, những làng vạn đò ven sông tấp nập, những danh thắng nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, mỏ than Nông Sơn, làng cây trái Đại Bường…
Những bãi dâu tằm tươi tốt hai bên bờ – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Quảng Nam
Dừng chân ở một bến nước, du khách có thể hoà nhập vào một phiên chợ quê mộc mạc, thưởng thức điệu hò khoan sâu lắng, hay nghe kể chuyện truyền thuyết về bà Phường Chào, bà Bô Bô, về người con gái rừng dâu mộc mạc… và những huyền thoại của dòng Thu Bồn qua các cuộc kháng chiến vệ quốc. Không kể bao nhiêu chiến sĩ cách mạng bộ đội, dân quân du kích và những người dân yêu nước đã ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại trên những mảnh đất gắn nó với dòng sông. Thu bồn đã trở nên bất tử.
Chiều hoàng hôn in bóng người lái đò – Ảnh: Sưu tầm
Một ngày chèo thuyền trên sông sẽ cho du khách cảm nhận những nét đẹp rất riêng của dòng sông xứ Quảng, ánh nắng lấp lánh phản chiếu tạo nên những màu sắc rất đẹp, những vó lưới tung xuống và cất lên trong niềm hoan hởi của ngư dân, những nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ, những lời xã giao thân mật của vùng đất mến khách “hội thuỷ, hội nhân, hội văn hoá”. Ánh mắt du khách cứ ngỡ ngàng và miệng luôn xuýt xoa trước vẻ đẹp bình dị và dân dã của làng quê miền Trung. Không ồn ã, nhộn nhịp như thị thành nhưng trầm lắng để rồi lắng đọng những cảm xúc trong lòng những du khách.
Những chiếc thuyền đơn sơ của người dân bên dòng sông – Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Tour du lịch Hội An – Quảng Nam
Mỗi dòng sông sông có một triết lí riêng của mình, sông thu Bồn cũng vậy. Triết lí của nó là sự giao hoà của sóng nước, bờ bãi, non núi, của một con đò, của mỗi mái chèo và của mỗi con người. Với triết lí ấy, Thu Bồn đã giữ được vẻ đẹp hiền hoà xanh thẳm của mình. Để rồi trải qua bao sóng gió, Thu Bồn vẫn là giải lụa mềm, vắt từ điệp trùng Trường Sơn qua châu thổ và ra biển và là tiếng hát dòng sông cùng với những nụ cười giản dị mà thân mật.
Cùng với sự tiếp bước của lịch sử, giờ đây, sông Thu Bồn lại mang vẻ đẹp hiền hòa và chứa đựng tiềm năng lớn về du lịch, là điểm đến lý tưởng để du khách tìm hiểu, khám phá những bất ngờ.