Đề bài
Tác giả Trần Tế Xương
I. CUỘC ÐỜI, THỜI ÐẠI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:
1.Cuộc đời:
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương. Ông sinh ngày 10-8-1871 tại lànVị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.
Tú Xương là một người rất thông minh, tính tình thích trào lộng. Có nhiều giai thoại kể về cá tính của ông.
Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong tiềm thức Tú Xương.
Ông cưới vợ rất sớm. Phạm Thị Mẫn từ một cô gái quê Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ. Tiếng có miếng không, gặp hay chăng chớ trở thành bà Tú tần tảo một nắng hai sương Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Ông Tú vẫn có thể có tiền để ăn chơi nhưng gia cảnh nghèo túng, việc nhà trông cậy vào một tay bà Tú.
Có thể nói, việc hỏng thi và cảnh nghèo của gia đình là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác của Tú Xương.
2. Thời đại Năm Tú Xương ba tuổi (1873) Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam Ðịnh. Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan.
Năm mười bốn tuổi (1884) triều đình ký hàng ước dâng đất nước ta cho giặc.
Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần. Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của Phan Ðình Phùng (1896) bị thất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn.
Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình.
Có thể nói, đứng trước sự tha hoá của xã hội nên nguyên tắc Tam cương ngũ thường của Tú Xương không đậm như Nguyễn Khuyến và càng xa rời Ðồ Chiểu.
3. Tác phẩm
Tú Xương mất sớm, ông chua đi trọn con đường sáng tác của mình. Nhưng những tác phẩm Tú Xương để lại có tác dụng như một bản cáo trạng đanh thép lên án xã hội thực dân nửa phong kiến trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Tú Xương sáng tác rất nhiều và thất lạc cũng nhiều. Ông viết khoảng 151 bài thơ bằng chữ Nôm với đủ các thể loại. Ngoài ra, ông có dịch một số thơ Ðường.
II. NỘI DUNG THƠ VĂN TRẦN TẾ XƯƠNG:
1. Thơ Tú Xương là một bức tranh nhiều vẻ, sinh động về một xã hội thực dân nửa phong kiến
1.1.Ðả kích bọn thực dân Pháp Trong thơ ông có hình bóng con người và sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ đã bị thực dân hóa, và có hình bóng những vật mới, những sinh hoạt mới – sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến. Thơ Tú Xương là tiếng nói đả kích, châm biếm sâu sắc và dữ dội vào các đối tượng mà ông căm ghét.
1.2.Ðối với bọn quan lại, tay sai
1.3.Ðối với khoa cử, nho học
1.4. Phê phán thế lực đồng tiền
1.5 Lên án những thói hư tật xấu của thời đại
2. Thơ Tú Xương là tiếng nói tâm tình đau xót
2.1. Nỗi đau xót về bản thân và thời cuộc:
– Về bản thân:
Gánh nặng đeo đẳng nhà thơ suốt đòi là nợ lều chõng. Ban đầu hỏng thi, ông còn cười cợt, còn tự nghĩ cách để an ủi mình. Nhưng các khoa thi sau ( 1903, 1906) ông càng thất vọng, càng chua chát. Tú Xương ngày càng đau buồn, chán nãn, tuyệt vọng và cay cú.
Tú Xương tự khoe về sự ăn chơi của mình.
– Về cảnh nghèo: Qua thơ ông, gia cảnh nhà ông hiện lên rất áo não và bi thiết.
Vốn là con nhà trào phúng nên trong hoàn cảnh nào nhà thơ vẫn có thể cười cợt, vẫn bông đùa:
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chữa lĩnh tiêu
Ðúng là nói cho vui, chứ kho đâu mà lĩnh, tiền đâu mà tiêu? Chính cái nghịch lý này đã hình thành nên tính cách của Tú Xương.
2.2. Nỗi lo lắng thầm kín của Tú Xương trước thời cuộc và vận mệnh đất nước:
– Tình cảm của Tú Xương đối với nhân dân:
Ðối với người nghèo như những người học trò, những người nông dân chân lắm tay bùn (Thề với ăn xin) . . . những dòng thơ của Tú Xương chứa chan tình cảm và đầy lòng ưu ái (Ðại hạn).
Ðiểm sáng nhất, xúc động nhất trong thơ ông là ở tình này. Ðó là tình cảm của ông đối với quê hương đất nước.
Nỗi đau khi nhìn thấy đất nước đổi thay mà bản thân ông thì không làm gì thay đổi thời cuộc ( Sông lấp). Bài thơ chứng tỏ Tú Xương vẫn là người nặng tình đời và tha thiết với cuộc sống. Mặc dù có lúc ông đâm ra bối rối, lạc lõng, mất phương hướng trước bao biến đổi của thời cuộc:
Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt,
Ðợi nước càng thêm tóc bạc phơ
Ðường đất xa khơi ai mách bảo?
Biết đâu mà ngóng dến bao giờ?
( Lạc đường)
Lòng yêu nước của Tú Xuơng còn thể hiện qua sự khâm phục của Tú Xương đối với những người có tài, có đức ra cứu đời, giúp nước.
Tuy không đủ dũng khí để đi vào cuộc cách mạnh như bao nghĩa sĩ yêu nước khác nhưng ông có cảm tình nồng hậu đối với những người làm cách mạng. Hình ảnh Phan Bội Châu Vá trời, lấp bể đã đến với Tú Xương bằng tất cả sự kính mến, khâm phục.
3. Triết lí sống của Tú Xương giữa thời buổi loạn li của đất nước
Khi để chỏm, lúc cạo đầuTriết lý sống của Tú Xương đặc biệt không giống ai giữa thời buổi loạn ly. Ông sống giả câm, giả điếc, làm ngơ trước dư luận. Sống như ông phải có kiểu cách riêng, giống như hình ảnh của chú Mán ở Nam Ðịnh:
Nghêu ngao câu hát nửa tàu, nửa ta
Chẳng đội nón chịu màu da dãi nắng,
Chẳng nhuộm răng để trắng dễ cười đời,
Chốn quyền môn lòn cúi mặc ai,
Ngoài cương tỏa thảnh thơi ai đã biết.
( Chú Mán)
Thái độ sống khác của Tú Xương có phải chăng là thái độ chống đối của nhà thơ trước thời cuộc? Ông không muốn hòa vào cuộc sống ngột ngạt không lối thoát này, không muốn hợp tác với cái văn minh trong thời kỳ nước mất, nhà tan. Giữa bao cái rối rắm mà mọi người đang tìm cách chen chân vào thì Tú Xương tách khỏi nó. Từ đó thể hiện sự yêu thích tự do, không chịu cúi lòn làm nô lệ.
Triết lý sống của Tú Xương nếu đem đặt bên cạnh triết lý sống của các nhà chiến sĩ yêu nước là xả thân vì nước lúc bấy giờ thì triết lý sống của Tú Xương có phần nhạt nhẽo, vô vị. Nhưng nói chung, triết lý sống của ông đã phần nào phản ảnh được tâm trạng của lớp người sống trong thời buổi không đành tâm theo giặc cũng không cầm vũ khí chống giặc.
III. NGHỆ THUẬT THƠ VĂN TRẦN TẾ XƯƠNG:
1. Kết cấuCó bài thơ vừa có hiện thực vừa có trào phúng. Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, Tú Xương sử dụng tiếng cười làm vũ khí. Ở Tú Xương không có cái nhàn nhạt, cái lưng chừng, cười là cười phá, chửi là chửi độc, chua chát đến ứa mật, ứa máu.
1.1.Thơ trào phúng của Tú Xương hết sức đa dạng và phong phú.
Có những bài tự trào, tự khoe về mình, dùng ngôn ngữ lấp lững, ỡm ờ, hoặc những từ hoàn toàn thô tục . . . Tứ thơ thường độc đáo, đột ngột, táo bạo gây sự chú ý và bám vào linh hồn của chủ đề.
Có thể nói, Tú Xương đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu trong thơ trào phúng, trước hết vì tiếng cười của ông là sự phê phán của một lý trí và cảm xúc nhạy bén của con tim nên tiếng cười trào phúng của Tú Xương rất chắc, hiệu quả cao.
1.2.Thơ trữ tình của Tú Xương:
Lời thơ nhuần nhuyễn, ý thơ gần gũi, sâu lắng.
Các bài thơ tiêu biểu Ðêm hè, Ngẫu hứng, Sông lấp, Gửi cụ thủ khoa Phan, Nhớ bạn phương trời . . . thể hiện cái sâu xa trong tâm trạng của ông đó là tinh thần dân tộc, tuy có giới hạn nhưng rất đáng quý, đã hình thành nên tính cách Tú Xương.
Ông có những bài thơ thể hiện tình cảm lãng mạn cũng khá hiện đại:
Em gửi cho anh mãnh lụa đào
Không biết rằng em bán thế nào
( Tặng người quen)
Ðề tài thơ trữ tình của Tú Xương tuy không phong phú và đa dạng như thơ trào phúng nhưng cũng rất sâu sắc và đậm đà. Nhà thơ sử dụng nhiều chi tiết từ cuộc sống nên tứ thơ rất sinh động, nhiều chi tiết xác thực như bản thân đời sống . Hình ảnh bà Tú được tái hiện bằng những nét rất thực.
Bài thơ Nhớ bạn phương trời đã đi sâu vào thế gới tâm trạng, tràn ngập cảm xúc trữ tình của nhà thơ đối với nhà cách mạng Phan Bội Châu.
Ta nhớ người xa cách núi sông,
Người xa, xa lắm nhớ ta không?
Sao đang vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
Khi riêng riêng đến cả tình chung
Tương tư lọ phải là trai gái,
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.
1.3.Sự kết hợp hai yếu tố hiện thực và trữ tình:
Rất độc đáo và sâu sắc. Kết cấu bài thơ không gò bó. Tính phóng túng trong suy nghĩ cũng như trong tính tình đã đem vào khuôn khổ thể thơ bảy chữ tám câu nhiều nét mới đã phá vỡ mọi qui định.
Rất nhiều bài thơ của Tú Xương có sự kết hợp hài hòa hai yếu tố hiện thực và trữ tình (Vịnh khoa thi hương năm Ðinh Dậu, Thương vợ, Thề với ăn xin . . .)
Nói về sự kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình trong một bài thơ, Nguyễn Tuân cho rằng: Sở dĩ thơ Tú Xương không bị tắt gió, không bị bay ra khỏi là vì thơ Tú Xương đã đi bằng hai chân hiện thực và lãng mạn, là vì thi pháp của Tú Xương phối hợp cả hiện thực và trữ tình
2. Ngôn ngữ và chất liệu dân gian
Tú Xương là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh. Ngôn ngữ giản dị, chính xác, uyển chuyển, gợi hình và có tính chất dân gian ( Ði hát mất ô) được xem là bài duyên dáng, hóm hĩnh, độc đáo của Tú Xương vì ông đã thể hiện được cái thần của bài thơ.
2.1 Ngôn ngữ:
Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, tươi mát, tự nhiên mà vẫn thanh nhã, óng chuốt. Mấy câu sau đây như lời nói ở cửa miệng, không thêm bớt mà rất chân thành:
Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà,
Trước nhà có miếu, có cây đa
Cửa hè sân ngõ chừng ba thước,
Nửa tá tre pheo đủ một tòa . . .
( Ông ấm Ðiềm)
2.2. Chất liệu dân gian:
Nhiều thành ngữ dân gian, ca dao đã đi vào thơ Tú Xương bằng sự sáng tạo riêng.
Các thành ngữ như Học đã sôi cơm, thi không ăn ớt, vuốt râu nịnh vợ, quắc mắt khinh đời, năm nắng mưới mưa, thân cò lặn lội . . . đã được Tú Xương vận dụng khá độc đáo trong thơ.
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh.
Tú Xương rất am hiểu ca dao, nhiều câu ca dao còn thể hiện cái tình tứ, duyên dáng, hóm hỉnh của nhà thơ.
IV. KẾT LUẬN:
Về nội dung, thơ trào phúng và trữ tình của Tú Xương có giá trị hiện thực cao. Thơ Tú Xương là tiếng nói, là nỗi lòng của tầng lớp nho sĩ đang đứng giữa thời cuộc không đành tâm theo giặc cũng không cầm vũ khí chống giặc.
Về nghệ thuật, cả hai mặt trào phúng và trữ tình, Tú Xương xứng đáng là nhà thơ lớn của dân tộc, xứng đáng được Yên Ðỗ ( Nguyễn Khuyến) nhà thơ cùng thời xếp vào loại thi hào bất tử :
Kìa ai chín suối xương không nát
Có nhẽ nghìn thu tiếng vẫn còn.
Loigiaihay.com
Lời giải chi tiết
I. CUỘC ÐỜI, THỜI ÐẠI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC:
1. Cuộc đời:
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích
Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương. Ông sinh ngày 10-8-1871 tại lànVị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.
Tú Xương là một người rất thông minh, tính tình thích trào lộng. Có nhiều giai thoại kể về cá tính của ông.
Cuộc đời Tú Xương lận đận về thi cử. Tám khoa đều hỏng nên dấu ấn thi rớt in đậm nét trong tiềm thức Tú Xương.
Ông cưới vợ rất sớm. Phạm Thị Mẫn từ một cô gái quê Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ. Tiếng có miếng không, gặp hay chăng chớ trở thành bà Tú tần tảo một nắng hai sương Quanh năm buôn bán ở mom sông. Nuôi đủ năm con với một chồng. Ông Tú vẫn có thể có tiền để ăn chơi nhưng gia cảnh nghèo túng, việc nhà trông cậy vào một tay bà Tú.
Có thể nói, việc hỏng thi và cảnh nghèo của gia đình là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác của Tú Xương.
2.Thời đại:
Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan.
Năm Tú Xương ba tuổi (1873) Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam Ðịnh.
Năm mười bốn tuổi (1884) triều đình ký hàng ước dâng đất nước ta cho giặc.
Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần. Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của Phan Ðình Phùng (1896) bị thất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn.
Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà thơ đã ghi lại rất sinh động, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và thể hiện tâm trạng của mình.
Có thể nói, đứng trước sự tha hoá của xã hội nên nguyên tắc Tam cương ngũ thường của Tú Xương không đậm như Nguyễn Khuyến và càng xa rời Ðồ Chiểu.
3. Tác phẩm:
Tú Xương mất sớm, ông chua đi trọn con đường sáng tác của mình. Nhưng những tác phẩm Tú Xương để lại có tác dụng như một bản cáo trạng đanh thép lên án xã hội thực dân nửa phong kiến trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Tú Xương sáng tác rất nhiều và thất lạc cũng nhiều. Ông viết khoảng 151 bài thơ bằng chữ Nôm với đủ các thể loại. Ngoài ra, ông có dịch một số thơ Ðường.
II.NỘI DUNG THƠ VĂN TRẦN TẾ XƯƠNG:
1.Thơ Tú Xương là một bức tranh nhiều vẻ, sinh động về một xã hội thực dân nửa phong kiến:
Trong thơ ông có hình bóng con người và sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ đã bị thực dân hóa, và có hình bóng những vật mới, những sinh hoạt mới – sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến. Thơ Tú Xương là tiếng nói đả kích, châm biếm sâu sắc và dữ dội vào các đối tượng mà ông căm ghét.
1.1.Ðả kích bọn thực dân Pháp
1.2.Ðối với bọn quan lại, tay sai
1.3.Ðối với khoa cử, nho học
1.4. Phê phán thế lực đồng tiền
1.5 Lên án những thói hư tật xấu của thời đại
2. Thơ Tú Xương là tiếng nói tâm tình trĩu nặng đau xót:
2.1. Nỗi đau xót về bản thân và thời cuộc:
– Về bản thân:
Gánh nặng đeo đẳng nhà thơ suốt đòi là nợ lều chõng. Ban đầu hỏng thi, ông còn cười cợt, còn tự nghĩ cách để an ủi mình. Nhưng các khoa thi sau ( 1903, 1906) ông càng thất vọng, càng chua chát. Tú Xương ngày càng đau buồn, chán nãn, tuyệt vọng và cay cú.
Tú Xương tự khoe về sự ăn chơi của mình.
– Về cảnh nghèo: Qua thơ ông, gia cảnh nhà ông hiện lên rất áo não và bi thiết.
Vốn là con nhà trào phúng nên trong hoàn cảnh nào nhà thơ vẫn có thể cười cợt, vẫn bông đùa:
Anh em đừng tưởng tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chữa lĩnh tiêu
Ðúng là nói cho vui, chứ kho đâu mà lĩnh, tiền đâu mà tiêu? Chính cái nghịch lý này đã hình thành nên tính cách của Tú Xương.
2.2. Nỗi lo lắng thầm kín của Tú Xương trước thời cuộc và vận mệnh đất nước:
– Tình cảm của Tú Xương đối với nhân dân:
Ðối với người nghèo như những người học trò, những người nông dân chân lắm tay bùn (Thề với ăn xin) . . . những dòng thơ của Tú Xương chứa chan tình cảm và đầy lòng ưu ái (Ðại hạn).
Ðiểm sáng nhất, xúc động nhất trong thơ ông là ở tình này. Ðó là tình cảm của ông đối với quê hương đất nước.
Nỗi đau khi nhìn thấy đất nước đổi thay mà bản thân ông thì không làm gì thay đổi thời cuộc ( Sông lấp). Bài thơ chứng tỏ Tú Xương vẫn là người nặng tình đời và tha thiết với cuộc sống. Mặc dù có lúc ông đâm ra bối rối, lạc lõng, mất phương hướng trước bao biến đổi của thời cuộc:
Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt,
Ðợi nước càng thêm tóc bạc phơ
Ðường đất xa khơi ai mách bảo?
Biết đâu mà ngóng dến bao giờ?
( Lạc đường)
Lòng yêu nước của Tú Xuơng còn thể hiện qua sự khâm phục của Tú Xương đối với những người có tài, có đức ra cứu đời, giúp nước.
Tuy không đủ dũng khí để đi vào cuộc cách mạnh như bao nghĩa sĩ yêu nước khác nhưng ông có cảm tình nồng hậu đối với những người làm cách mạng. Hình ảnh Phan Bội Châu Vá trời, lấp bể đã đến với Tú Xương bằng tất cả sự kính mến, khâm phục.
3. Triết lý sống của Tú Xương giữa thời buổi loạn ly của đất nước:
Triết lý sống của Tú Xương đặc biệt không giống ai giữa thời buổi loạn ly. Ông sống giả câm, giả điếc, làm ngơ trước dư luận. Sống như ông phải có kiểu cách riêng, giống như hình ảnh của chú Mán ở Nam Ðịnh:
Khi để chỏm, lúc cạo đầu
Nghêu ngao câu hát nửa tàu, nửa ta
Chẳng đội nón chịu màu da dãi nắng,
Chẳng nhuộm răng để trắng dễ cười đời,
Chốn quyền môn lòn cúi mặc ai,
Ngoài cương tỏa thảnh thơi ai đã biết.
( Chú Mán)
Thái độ sống khác của Tú Xương có phải chăng là thái độ chống đối của nhà thơ trước thời cuộc? Ông không muốn hòa vào cuộc sống ngột ngạt không lối thoát này, không muốn hợp tác với cái văn minh trong thời kỳ nước mất, nhà tan. Giữa bao cái rối rắm mà mọi người đang tìm cách chen chân vào thì Tú Xương tách khỏi nó. Từ đó thể hiện sự yêu thích tự do, không chịu cúi lòn làm nô lệ.
Triết lý sống của Tú Xương nếu đem đặt bên cạnh triết lý sống của các nhà chiến sĩ yêu nước là xả thân vì nước lúc bấy giờ thì triết lý sống của Tú Xương có phần nhạt nhẽo, vô vị. Nhưng nói chung, triết lý sống của ông đã phần nào phản ảnh được tâm trạng của lớp người sống trong thời buổi không đành tâm theo giặc cũng không cầm vũ khí chống giặc.
III. NGHỆ THUẬT THƠ VĂN TRẦN TẾ XƯƠNG:
1. Kết cấu:
1.1.Thơ trào phúng của Tú Xương hết sức đa dạng và phong phú.
Có bài thơ vừa có hiện thực vừa có trào phúng. Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, Tú Xương sử dụng tiếng cười làm vũ khí. Ở Tú Xương không có cái nhàn nhạt, cái lưng chừng, cười là cười phá, chửi là chửi độc, chua chát đến ứa mật, ứa máu.
Có những bài tự trào, tự khoe về mình, dùng ngôn ngữ lấp lững, ỡm ờ, hoặc những từ hoàn toàn thô tục . . . Tứ thơ thường độc đáo, đột ngột, táo bạo gây sự chú ý và bám vào linh hồn của chủ đề.
Có thể nói, Tú Xương đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu trong thơ trào phúng, trước hết vì tiếng cười của ông là sự phê phán của một lý trí và cảm xúc nhạy bén của con tim nên tiếng cười trào phúng của Tú Xương rất chắc, hiệu quả cao.
1.2.Thơ trữ tình của Tú Xương:
Lời thơ nhuần nhuyễn, ý thơ gần gũi, sâu lắng.
Các bài thơ tiêu biểu Ðêm hè, Ngẫu hứng, Sông lấp, Gửi cụ thủ khoa Phan, Nhớ bạn phương trời . . . thể hiện cái sâu xa trong tâm trạng của ông đó là tinh thần dân tộc, tuy có giới hạn nhưng rất đáng quý, đã hình thành nên tính cách Tú Xương.
Ông có những bài thơ thể hiện tình cảm lãng mạn cũng khá hiện đại:
Em gửi cho anh mãnh lụa đào
Không biết rằng em bán thế nào
( Tặng người quen)
Ðề tài thơ trữ tình của Tú Xương tuy không phong phú và đa dạng như thơ trào phúng nhưng cũng rất sâu sắc và đậm đà. Nhà thơ sử dụng nhiều chi tiết từ cuộc sống nên tứ thơ rất sinh động, nhiều chi tiết xác thực như bản thân đời sống . Hình ảnh bà Tú được tái hiện bằng những nét rất thực.
Bài thơ Nhớ bạn phương trời đã đi sâu vào thế gới tâm trạng, tràn ngập cảm xúc trữ tình của nhà thơ đối với nhà cách mạng Phan Bội Châu.
Ta nhớ người xa cách núi sông,
Người xa, xa lắm nhớ ta không?
Sao đang vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
Khi riêng riêng đến cả tình chung
Tương tư lọ phải là trai gái,
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.
1.3.Sự kết hợp hai yếu tố hiện thực và trữ tình:
Rất độc đáo và sâu sắc. Kết cấu bài thơ không gò bó. Tính phóng túng trong suy nghĩ cũng như trong tính tình đã đem vào khuôn khổ thể thơ bảy chữ tám câu nhiều nét mới đã phá vỡ mọi qui định.
Rất nhiều bài thơ của Tú Xương có sự kết hợp hài hòa hai yếu tố hiện thực và trữ tình (Vịnh khoa thi hương năm Ðinh Dậu, Thương vợ, Thề với ăn xin . . .)
Nói về sự kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và trữ tình trong một bài thơ, Nguyễn Tuân cho rằng: Sở dĩ thơ Tú Xương không bị tắt gió, không bị bay ra khỏi là vì thơ Tú Xương đã đi bằng hai chân hiện thực và lãng mạn, là vì thi pháp của Tú Xương phối hợp cả hiện thực và trữ tình
2. Ngôn ngữ và chất liệu dân gian:
2.1. Ngôn ngữ:
Tú Xương là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh. Ngôn ngữ giản dị, chính xác, uyển chuyển, gợi hình và có tính chất dân gian ( Ði hát mất ô) được xem là bài duyên dáng, hóm hĩnh, độc đáo của Tú Xương vì ông đã thể hiện được cái thần của bài thơ.
Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, tươi mát, tự nhiên mà vẫn thanh nhã, óng chuốt. Mấy câu sau đây như lời nói ở cửa miệng, không thêm bớt mà rất chân thành:
Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà,
Trước nhà có miếu, có cây đa
Cửa hè sân ngõ chừng ba thước,
Nửa tá tre pheo đủ một tòa . . .
( Ông ấm Ðiềm)
2.2.Chất liệu dân gian:
Nhiều thành ngữ dân gian, ca dao đã đi vào thơ Tú Xương bằng sự sáng tạo riêng.
Các thành ngữ như Học đã sôi cơm, thi không ăn ớt, vuốt râu nịnh vợ, quắc mắt khinh đời, năm nắng mưới mưa, thân cò lặn lội . . . đã được Tú Xương vận dụng khá độc đáo trong thơ.
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh.
Tú Xương rất am hiểu ca dao, nhiều câu ca dao còn thể hiện cái tình tứ, duyên dáng, hóm hỉnh của nhà thơ.
IV. KẾT LUẬN:
Về nội dung, thơ trào phúng và trữ tình của Tú Xương có giá trị hiện thực cao. Thơ Tú Xương là tiếng nói, là nỗi lòng của tầng lớp nho sĩ đang đứng giữa thời cuộc không đành tâm theo giặc cũng không cầm vũ khí chống giặc.
Về nghệ thuật, cả hai mặt trào phúng và trữ tình, Tú Xương xứng đáng là nhà thơ lớn của dân tộc, xứng đáng được Yên Ðỗ ( Nguyễn Khuyến) nhà thơ cùng thời xếp vào loại thi hào bất tử :
Kìa ai chín suối xương không nát
Có nhẽ nghìn thu tiếng vẫn còn.
Loigiaihay.com