Tác giả truyện tấm cám là ai? Truyện Tấm Cám có nội dung như thế nào? Để làm rõ những thắc mắc trên mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tác giả truyện tấm cám là ai?
Tấm Cám là một truyện cổ tích đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Câu chuyện này được truyền miệng từ bao đời nay, là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, gắn bó mật thiết với các sinh hoạt tinh thần trong đời sống cộng đồng.
Tác phẩm Tấm Cám đưa vào SGK được chọn từ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, của Nguyễn Đổng Chi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975.
Tấm Cảm là một tác phẩm tự sự. Đây là câu chuyện về cuộc đời Tấm – cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với mẹ con người dì ghẻ độc ác, trải qua nhiều nỗi khổ, Tấm đã tìm thấy hạnh phúc và đấu tranh quyết liệt đến cùng để giành lại cuộc sống, giữ gìn được hạnh phúc.
Theo hệ thống thể loại văn học dân gian thì Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì. Do đó Tác giả truyện tấm cám là ai hiện là một ẩn số. Truyện cổ tích có nguồn gốc xa xưa được phát triển trong xã hội có giai cấp cùng với sự xuất hiện chế độ tư hữu tư sản, chế độ gia đình phụ quyền thời cổ.
Xem thêm: Tác giả Xuân Quỳnh là ai?
Kiểu truyện Tấm Cám rất phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới: Cô bé lọ lem (Pháp), Chiếc hài cườm pha lê (Đức),… và có những điểm chung về nội dung như:
- Phản ánh số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
- Thể hiện ước mơ về sự công bằng, dân chủ, hạnh phúc.
Tóm tắt truyện tấm cám
Truyện kể về hai nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc.
Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về Nguyễn Khuyến
Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm, nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.
Bình luận về đoạn kết truyện Tấm Cám
Bấy lâu nay, kết thúc Tấm trả thù hai mẹ con ở đoạn kết luôn gây ra rất nhiều tranh luận. Nhiều ý kiến cho rằng hành xử của Tấm là “quá tàn nhẫn” nếu so với tính cách nhu mì hòa thuận của cô được miêu tả ngay từ đầu.
Một số các ấn bản như “Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc” của Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ biên soạn; cuốn “Truyện cổ tích Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn học hay cuốn “Truyện Cổ tích Việt Nam đặc sắc” của Nhà xuất bản Văn học do Phúc Hải tuyển chọn, kết thúc của truyện là Cô Tấm hiền lành sau khi được trở lại cung thì trả thù tàn ác mẹ con Cám. Nhiều người lý giải rằng đây chính là sự trỗi dậy của cô Tấm trừng trị cái ác thích đáng. Tuy nhiên cũng rất nhiều ý kiến khác không ủng hộ đoạn kết này vì nó làm mất đi hình tượng cô Tấm hiền lành nết na của văn học dân gian Việt Nam.
Nhiều ấn bản khác như cuốn “Truyện cổ tích Việt Nam – Mẹ kể con nghe” của Nhà xuất bản Mỹ thuật; bộ “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” cũng của Nhà xuất bản Mỹ thuật; bộ Truyện cổ tích Việt Nam dành cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Văn Học…), truyện kết thúc khi mẹ con Cám xấu hổ bỏ đi và bị sét đánh chết. Hoặc chỉ kết thúc đơn giản là Cô Tấm được hạnh phúc bên nhà Vua, còn mẹ con Cám đã bị trừng trị thích đáng. Cái kết này vẫn giữ được hình ảnh cô Tấm tốt bụng vị tha, đồng thời vẫn khẳng định được quan niệm của dân gian “ác giả ác báo”, làm việc ác khắc bị trừng phạt theo lẽ tự nhiên.