Thạch tín là gì? Thạch tín là một chất có thể tồn tại ở cả môi trường đất, nước và không khí. Khi con người nuốt phải hoặc tiếp xúc với thạch tín trong một thời gian ngắn cũng sẽ gây ra các bệnh vô cùng nguy hiểm như ngộ độc, bệnh về đường ruột, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây ung thư da và thậm chí là tử vong nếu hấp thụ quá nhiều. Để hiểu rõ hơn thạch tín là gì, phân loại, nguồn gốc và tác hại của thạch tín; mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau.
Thạch tín là gì?
Thạch tín là gì?
Thạch tín (hay asen vô cơ) có thành phần chính là As2O3, đây là chất thuộc nhóm bán kim loại có thể hòa tan trong nước hoặc đất đá. Trạng thái tồn tại của thạch tín phụ thuộc vào từng khu vực địa chất mà nó xuất hiện.
Thạch tín là một chất cực độc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và các loài sinh vật khi nhiễm phải.
Đây là một chất không màu, không vị nên thường rất khó phát hiện bằng mắt thường hay nếm thử. Chính vì vậy, đã có rất nhiều người sử dụng nước nhiễm thạch tín trong một thời gian dài mà không thể phát hiện, chỉ khi các dấu hiệu bệnh xuất hiện mới biết nguyên nhân từ việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo.
Phân loại thạch tím gồm những gì?
Dựa theo cấu trúc hóa học của thạch tín, người ta chia thạch tín thành 2 loại chính:
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Ion là gì? Những lợi ích của ion đối với sức khỏe của con người <<
- Thạch tín hữu cơ: là các hợp chất hữu cơ có chứa thạch tín, chúng ta sẽ tìm được thạch tín hữu cơ ở các mô của động thực vật. Khi thạch tín đi vào cơ thể con người sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Thạch tín vô cơ: là các hợp chất chứa asen không liên kết với nguyên tử cacbon hoặc các nguyên tử thạch tín tinh khiết. Chúng ta sẽ tìm được thạch tín vô cơ ở trong nước hoặc trong lòng đất. Khi thạch tín vô cơ đi vào cơ thể sẽ gây độc và nguy cơ gây ung thư cực cao.
Tất tần tật thông tin cơ bản nhất về Thạch tín bạn nên biết
Nguồn gốc của thạch tín ở đâu?
Thạch tín là một chất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Vậy nguồn gốc của thạch tín từ đâu?
- Hoạt động nông nghiệp
Trong hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước, việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu khiến cho cây trồng không thể hấp thụ hết. Từ đó, lượng thuốc trừ sâu dư thừa có chứa thạch tín sẽ ngấm dần vào trong đất, chảy xuống sông, hồ, ao và làm ô nhiễm các mạch nước ngầm.
- Hoạt động công nghiệp
Ở một số ngành công nghiệp như thuộc da, thuốc nhuộm, sơn, chất bảo quản cho gỗ, thủy tinh hay đồ gốm đều thải ra một lượng lớn chất thải có chứa thạch tín. Nếu quá trình xử lý chất thải không được đảm bảo thì thạch tín sẽ bị xả thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước trong khu vực.
- Đốt nhiên liệu hóa thạch
Đốt than phục vụ cho hoạt động đun nấu hàng ngày, đốt than phục vụ trong ngành công nghiệp nhiệt điện, đốt than trong sản xuất vật liệu xây dựng (gạch) cũng là nguyên nhân khiến cho thạch tín được hình thành.
- Sự hòa tan tự nhiên
Các khoáng chất và quặng trong tự nhiên do tác động của nước và không khí sẽ bị hòa tan và sinh ra thạch tín, điều này thường xuất hiện nhiều nhất ở các vùng đồng bằng châu thổ có chứa nhiều mỏ than.
- Hoạt động tinh lọc kim loại
Hoạt động tinh lọc kim loại của con người trong việc chế tác trang sức, đồ dùng, máy móc hàng ngày cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho thạch tín phát sinh ra môi trường
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :Chất khoáng là gì? Vai trò của chất khoáng với cơ thể con người <<
Những tác hại của thạch tín là gì?
Như đã đề cập tới ở nội dung trước, thạch tín là một chất không màu, không mùi, không vị nên thường rất khó phát hiện. Chính vì thế, có những người sử dụng nước chứa thạch tín từ 5 – 15 năm, tới khi phát bệnh với những triệu chứng bất thường mới phát hiện ra:
- Nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy
- Tê bì tay chân, chuột rút, ngứa da
- Thâm tím toàn thân, đi tả, bí tiểu
- Hồng cầu và bạch cầu suy giảm nhanh chóng
- Mệt mỏi, suy nhược thần kinh
- Thay đổi sắc tố, sừng hóa lòng bàn tay, bàn chân
- Ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư phổi
- Các bệnh lý liên quan tới thần kinh, phổi, tim mạch, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim
- Nguy hiểm đặc biệt đối phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và người cao tuổi
- Thậm chí là tử vong trong vòng 24h nếu không được điều trị nhanh chóng
Những tác hại của thạch tín là gì?
Các biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thạch tín
Thạch tín có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua da, hít thở hoặc qua quá trình hấp thụ thức ăn, nước uống. Kangaroo sẽ gợi ý cho bạn một số biện pháp nhằm ngăn ngừa ngộ độc thạch tín hiệu quả:
Đầu tiên, để hạn chế thạch tín xâm nhập cơ thể qua da, trong quá trình làm việc ở môi trường khắc nghiệt, tiếp xúc với nhiều chất độc hại như phun thuốc trừ sâu, làm việc trong những xưởng sản xuất công nghiệp như thuộc da, thuốc nhuộm,… thì cần phải đeo khẩu trang và đồ bảo hộ thường xuyên.
Tiếp theo, cần mua các thực phẩm ăn uống hàng ngày tại các địa chỉ uy tín và đã được kiểm chứng chất lượng như siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch hoặc tự nuôi trồng (nếu có điều kiện) để hạn chế thực phẩm bẩn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sử dụng máy lọc nước để ngăn ngừa ngộ độc thạch tín
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước ion kiềm mạnh (độ pH 10.5 – 11.5) từ máy lọc nước ion kiềm để ngâm các thực phẩm rau củ quả hàng ngày để loại bỏ được các tạp chất dư thừa hiệu quả.
Đặc biệt, đối với nước uống hàng ngày, bạn nên sử dụng các sản phẩm máy lọc nước hoặc để có thể lọc sạch các tạp chất có trong nước như thạch tín, thủy ngân, vi khuẩn, virus, chất bảo quản, clo dư thừa, chất hữu cơ,…
Các loại máy lọc nước hiện đại ngày nay không chỉ tạo nước tinh khiết mà còn được bổ sung thêm các lõi lọc chức năng giúp bù khoáng và cải thiện độ pH cho nước uống, mang lại lợi ích sức khỏe cho người dùng.
Trên đây là các thông tin để giải đáp thạch tín là gì. Hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình khỏi những tác hại từ thạch tín.
[CodeFormInfo]