Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Ngày 02 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Thủ Dầu Một đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 01 tháng 7 năm 2012. Hiện Thủ Dầu Một đang là đô thị loại II.
– Vị trí địa lý của thành phố:
· Phía Đông giáp thị xã Tân Uyên
· Phía Tây giáp huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
· Phía Nam giáp thị xã Thuận An.
· Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát.
– Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,67 km² và 293.349 người (thống kê đến ngày 31/12/2015), trong đó có 14 đơn vị hành chính, gồm 14 phường[3]:
· Phường Phú Cường.
· Phường Hiệp Thành.
· Phường Chánh Nghĩa.
· Phường Phú Thọ.
· Phường Phú Hòa.
· Phường Phú Lợi.
· Phường Hiệp An.
· Phường Định Hòa.
· Phường Phú Mỹ.
· Phường Hòa Phú.
· Phường Phú Tân.
· Phường Chánh Mỹ.
· Phường Tương Bình Hiệp.
· Phường Tân An.
Thành phố Thủ Dầu Một hiện có 05 di tích, lịch sử được công nhận ở cấp Quốc gia, 06 di tích, lịch sử được công nhận ở cấp tỉnh.
I. DI TÍCH LỊCH SỬ
1. Di tích cấp Quốc gia:
STT TÊN DI TÍCH ĐỊA CHỈ QĐ CÔNG NHẬN NGÀY KÝ 1 Nhà tù Phú Lợi P. Phú Lợi, Tp.TDM 92/VH/QĐ 10/07/1980 2 Chùa Hội Khánh P. Phú Cường, Tp.TDM 43/VH/QĐ 07/01/1993 3 Nhà cổ Trần Công Vàng P. Phú Cường, Tp.TDM 43/VH/QĐ 07/01/1993 4 Nhà cổ Trần Văn Hổ P. Phú Cường, Tp.TDM 43/VH/QĐ 07/01/1993 5 Đình Tân An P. Tân An, Tp TDM 1261/QĐ-BVHTTDL 26/4/2014
2. Di tích cấp tỉnh:
STT TÊN DI TÍCH ĐỊA CHỈ QĐ CÔNG NHẬN NGÀY KÝ 1 Đình thần Phú Cường (Bà Lụa) P. Phú Thọ, Tp. TDM 3875/QĐ-UB 02/06/2004 2 Nhà cổ Nguyễn Tri Quang Tân An, Tp. TDM 3875/QĐ-UB 02/06/2004 3 Trường Kỹ Thuật Bình Dương Thành phố Thủ Dầu Một 3135/QĐ-UBND 07/07/2006 4 Lò Lu Đại Hưng xã Tương Bình Hiệp, Tp. TDM 4815/QĐ-UBND 30/10/2006 5 Đình Tương Bình Hiệp Tương Bình Hiệp, Tp. TDM 5033/QĐ-UBND 19/11/2007 6 Mộ Võ Văn Vân khu 3, phường Chánh Nghĩa, Tp. TDM 3264/QĐ-UBND 21/10/2008
Danh Lam Thắng Cảnh
Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị giặc Pháp thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với diện tích xây dựng 1.211m2. Năm 2007 chùa xây dựng thêm ngôi tháp 7 tầng cao 27 mét và tái tạo lại Phật tích “Tứ động tâm”, gồm có: Vườn Lâm Tì Ni (nơi Phật ra đời), Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật hành đạo), Vườn Lộc Uyển (nơi Phật thuyết đầu tiên), Ta La Song Thọ (đức Phật nhập niết bàn) có ý nghĩa sâu sắc về đạo pháp.
Nhà dãy chợ là căn đầu tiên thực dân Pháp xây dựng vào năm 1935, với lối kiến trúc tạo dáng hình con tàu mà đỉnh tháp là chiếc đồng hồ nặng về mô típ Châu Âu, do ông Bonnemain kiến trúc sư người Pháp thiết kế và khánh thành năm 1938. Dãy nhà xây dựng theo kiến trúc nhà dài, có diện tích 2.590m2, có hai mái chia thành hai tầng, chiều cao từ nền đến đỉnh là 10.3m. Nhà có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của chợ Thủ.>Tháp Đồng hồ chợ được xây dựng theo kiểu hình lục giác gắn liền với nhà dãy chợ, có chiều cao 23.72m, gồm bốn lầu. Lầu trệt từ nền tới trần có chiều cao 6,5m được đổ bằng bê tông, cốt thép, có bậc thang lên xuống làm bằng sắt và được gắn ở phía trong của tháp. Ngoài lát đá và ghép gạch bông ở mặt phía Đông và Tây của tháp. Từ lầu hai trở lên tháp được đắp đường cao bên trong thành tám cột trụ ở các cạnh hình lục giác. Tháp được xây dựng theo kiểu tam cấp càng lên cao càng thu hẹp. Lên đến lầu ba tháp được đổ tấm đan bê tông và xây cao chừng một mét để làm nền cho mặt đồng hồ cũng là nơi để gắn Đồng hồ. Trên nền của mặt đồng hồ được làm bằng nền màu trắng, con số màu xanh và kim chỉ đồng hồ được sơn màu đen. Trên đồng hồ được đổ bốn tấm đan bê tông gắn phía trên đồng hồ để che nắng mưa. Trên đỉnh tháp được gắn 4 chiếc đồng hồ. Chính từ những chiếc đồng hồ được bố trí theo Đông – Tây – Nam – Bắc, đã tạo nên một dấu ấn đặc sắc, hình thành tình cảm quên thuộc, sâu sắc của người dân Bình Dương. >Hình ảnh tháp chợ Đồng hồ là nhịp sống trái tim và là biểu tượng đã trải bao lần thịnh suy trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này. Chợ Thủ Dầu Một luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của Bình Dương, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cũng chính vì thế, chợ Bình Dương không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của Bình Dương và Nam Bộ.