Thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận: Quận Thủ Đức, Quận 9 và Quận 2. Khi thành lập, TP Thủ Đức được kỳ vọng sẽ là hạt nhân đầu tàu, mũi nhọn phát triển của TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. TP Thủ Đức là mô hình đầu tiên kiểu thành phố trực thuộc thành phố Trung Ương tại Việt Nam.
Trong tương lai, dự kiến TP Thủ Đức sẽ đóng góp 30% GRDP của TPHCM và chiếm khoảng 7% GDP cả nước.
Lịch sử tên gọi Thủ Đức
Địa danh Thủ Đức được cho là lấy từ tên hiệu “Thủ Đức” của ông Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy).
Ông là người Hoa nằm trong phong trào “phản Thanh phục Minh”, bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn.
Người ta cho rằng ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679-1725.
Vị trí thành phố Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức nằm tại cửa ngõ phía Đông của TpHCM. Tiếp giáp nhiều tỉnh của Đông Nam Bộ.
- Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai
- Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn
- Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn)
- Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương.
- Thành phố có diện tích 211,56 km², dân số năm 2019 là 1.013.795 người, mật độ dân số đạt 4.792 người/km².
Đơn vị hành chính Tp Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức sẽ không có quận. Mà được chia làm 34 phường trực thuộc thành phố.
Stt Các phường Tp. Thủ Đức Stt Các phường Tp. Thủ Đức 1 Phường An Khánh 18 Phường Long Phước 2 Phường An Lợi Đông 19 Phường Long Thạnh Mỹ 3 Phường An Phú, 20 Phường Long Trường 4 Phường Bình Chiểu 21 Phường Phú Hữu 5 Phường Bình Thọ 22 Phường Phước Bình 6 Phường Bình Trưng Đông 23 Phường Phước Long A 7 Phường Bình Trưng Tây 24 Phường Phước Long B 8 Phường Cát Lái 25 Phường Tam Bình 9 Phường Hiệp Bình Chánh 26 Phường Tam Phú 10 Phường Hiệp Bình Phước 27 Phường Tăng Nhơn Phú A 11 Phường Hiệp Phú 28 Phường Tăng Nhơn Phú B 12 Phường Linh Chiểu 29 Phường Tân Phú 13 Phường Linh Đông 30 Phường Thảo Điền 14 Phường Linh Tây 31 Phường Thạnh Mỹ Lợi 15 Phường Linh Trung 32 Phường Thủ Thiêm 16 Phường Linh Xuân 33 Phường Trường Thạnh 17 Phường Long Bình 34 Phường Trường Thọ
Trong đó, phường Thủ Thiêm mới gộp lại từ Phường Thủ Thiêm (Q2 cũ) + toàn bộ phường An Khánh (Q2 cũ). Phường An Khánh mới là Phường Bình Khánh + Phường Bình An (Q2 cũ)
Có thể bạn quan tâm: Danh sách 22 quận huyên tphcm
Quá trình thành lập thành phố Thủ Đức
Phát biểu tại buổi lễ công bố Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, bên cạnh các thành tựu phát triển kinh tế mà Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được sau năm 2010 thì một vấn đề cơ bản đang đặt ra là: tính vượt trội của tốc độ tăng trưởng của kinh tế thành phố so với cả nước trong giai đoạn này đã giảm mạnh mà chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Ông Nhân nói “Điều này đặt ra hai nhiệm vụ cho phát triển lâu dài của thành phố: hoàn thiện cơ chế tài chính – ngân sách và tạo ra động lực mới cho tăng trưởng dựa trên thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Động lực mới này phải được hình thành trên cơ sở: tạo tương tác có hiệu quả cao giữa các yếu tố nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 và xác định địa bàn nào cho phép có sự tương tác đó hiệu quả cao nhất”.
Ông cũng cho biết. Trong suốt 20 năm phát triển thì các quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức quá trời rạc. Không có sự thống nhất về các chính sách, quản lý, quy hoạch.
Chính điều này đã làm cho không phát huy được tác dụng tổng hợp để tạo ra một trung tâm tăng trưởng mới cho kinh tế thành phố.
Các giải quyết tốt nhất vấn đề này là gộp 3 quận này lại. Qua hội thảo quốc tế được tổ chức ở thành phố vào năm 2018 và 2019, Thường vụ Thành ủy đã thống nhất chủ trương xây dựng một khu đô thị sáng tạo tương tác cao trên địa bàn ba quận này.
Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý thực hiện chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức.
Ngày 10 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1568/TTg-CN về việc công nhận kết quả rà soát, đánh giá khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, hiện nay Thủ Đức vẫn chưa chính thức trở thành đô thị loại I do chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó:
Thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức
Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm
Thành lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh.
Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km² diện tích tự nhiên và 1.013.795 người, gồm 34 phường trực thuộc.
Vốn dĩ lúc trước 3 quận này cũng là tách ra từ Thủ Đức. Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP. Giải thể Huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận là Quận 2, Quận 9, Và Quận Thủ Đức.
Quy hoạch thành phố Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức sẽ quy hoạch theo định hướng “khu đô thị sáng tạo tương tác cao”. Bao gồm 6 trọng điểm sáng tạo.
- Khu đô thị mới Thủ Thiêm – Trung tâm công nghệ tài chính.
- Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc – Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc.
- Khu công nghệ cao – Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học.
- Khu Đại học Quốc gia thành phố – Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục.
- Khu Tam Đa, Long Phước – Trung tâm công nghệ sinh thái.
- Khu Trường Thọ – Đô thị tương lai – Trung tâm kết nối giao thông Vùng Đông Nam Bộ, Khu cảng quốc tế Cát Lái; Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Trong đó khu trung tâm tài chính Thủ Thiêm về cơ bản đã được hình thành.
Tìm hiểu thêm: Bản đồ tp HCM [Khổ lớn]
Biểu trưng của thành phố Thủ Đức
Ngày 29-7, UBND thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức lễ công bố biểu trưng thành phố Thủ Đức nhằm chính thức giới thiệu mẫu biểu trưng thành phố và ghi nhận kết quả, tôn vinh tác giả, tác phẩm được chọn trong đợt sáng tác, thiết kế biểu trưng về thành phố.
- Biểu trưng thành phố Thủ Đức được thiết kế từ 2 chữ cái đầu T, Đ (viết tắt của Thủ Đức).
- Trong biểu trưng có hình tượng cánh chim Việt thể hiện vùng đất Thủ Đức giàu giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử, sinh thái gắn với hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, tạo nét đặc trưng độc đáo riêng của thành phố Thủ Đức.
- Hình ngôi sao vàng tỏa sáng, tượng trưng cho ánh sáng soi đường của Đảng và Nhà nước, cùng với sự tỏa sáng tài năng, trí tuệ con người của vùng đất hào kiệt thành phố Thủ Đức sẽ luôn tiếp bước trên con đường phát triển, vươn tới tương lai.
- Thiết kế cách điệu hình tượng con tàu thể hiện khát vọng vươn xa và vươn lên tầm cao mới, thể hiện sự đồng lòng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng chung tay xây dựng và phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch của thành phố Thủ Đức.
Câu hỏi thường gặp
Thành phố Thủ Đức gồm những quận nào?
Thành phố Thủ Đức được thành lập dựa trên việc gộp lại 3 quận là: Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức (Cũ).
Thành phố Thủ Đức có bao nhiêu phường?
Thành phố Thủ Đức gôm có tổng 34 phường [Chi tiết xem trong bài viết].
Trong tương lai, chắc chắn thành phố Thủ Đức sẽ trở thành một thành phố đầu tàu phát triển, một thành phố trọng điểm của phía Nam. Thủ Đức cũng chính là anh cả đi tiên phong trong mô hình “thành phố trực thuộc thành phố”.
Thành phố thủ đức trực thuộc tỉnh nào?
Thành phố Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Là mô hình thành phố trực thuộc thành phố đầu tiên của Việt Nam.
Thủ đức ở đâu?
Thủ Đức là một quận cũ của Tp HCM. Hiện nay, là thành phố Thủ Đức. Thủ Đức nằm ở phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Còn được gọi là thành phố Phía Đông. Tiếp giáp các tỉnh miền Đông Nam Bộ như: Bình Dương, Đồng Nai.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thành phố Thủ Đức. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích. Trong tương lai không xa, chắc chắn thành phố Thủ Đức sẽ phát triển xứng tầm kỳ vọng, trở thành một thành phố trọng điểm phía Nam.
Vpexpress biên soạn và tổng hợp