Trại tạm giam T16 hiện tại nằm ở đâu? Cơ cấu, tổ chức của nhà tạm giữ, trại tạm giam được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trại tạm giam T16 ở đâu?
Trại tạm giam T16 thuộc sự quản lý của Bộ Công an, nằm ở Thôn Thiên Đông, Xã Mỹ Hưng, Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội.
Cơ cấu, tổ chức của trại tạm giam
Cơ cấu, tổ chức của trại tạm giam theo Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
-
Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam;
-
Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Công an nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và được tổ chức thành các đội, phân trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
-
Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Quân đội nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Chính trị viên, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng có thể được tổ chức thành các đội để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
-
Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
Lưu ý: Buồng tạm giữ, buồng tạm giam trong nhà tạm giữ, trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên cố, có khóa cửa, có phương tiện kiểm soát an ninh, đủ ánh sáng, bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu công tác quản lý giam giữ.
Phòng làm việc của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người bào chữa được thiết kế, xây dựng bảo đảm an toàn, đáp ứng yêu cầu điều tra, xử lý vụ án và bào chữa.
Nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam
Nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam theo Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
♣ Trại tạm giam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tiếp nhận, lập hồ sơ, lập danh bản, chỉ bản của người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc người có quyết định điều chuyển theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015;
- Thực hiện các biện pháp quản lý giam giữ người bị tạm giam;
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giam;
- Bảo đảm cho người bị tạm giam thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và pháp luật có liên quan; giải quyết kiến nghị theo thẩm quyền hoặc chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Giao người bị tạm giam theo lệnh trích xuất, quyết định điều chuyển của người có thẩm quyền;
- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng lệnh, quyết định tạm giam, trả tự do là trái pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án 10 ngày trước khi hết thời hạn gia hạn tạm giam và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án giải quyết theo pháp luật; trường hợp hết thời hạn tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết thì kiến nghị ngay Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giam xử lý;
- Trả tự do cho người bị tạm giam theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành tạm giam.
♣ Đối với nhà tạm giữ Công an cấp huyện và trại tạm giam, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 còn có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
♣ Giám thị trại tạm giam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015;
- Quyết định phân loại, tổ chức giam giữ người bị tạm giam;
- Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý tài liệu, đồ vật thuộc danh mục cấm;
- Ra lệnh trích xuất để khám, chữa bệnh và phục vụ công tác giam giữ; ra lệnh trích xuất hoặc quyết định cho gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do luật định;
- Thực hiện lệnh trích xuất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho người nước ngoài bị tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc các tổ chức nhân đạo;
- Tổ chức bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ; bảo đảm vệ sinh môi trường; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; thông báo cho cơ quan y tế nơi gần nhất khi có dịch bệnh xảy ra để phối hợp dập tắt dịch bệnh.
♣ Phó Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm giúp Giám thị trại tạm giam theo sự phân công hoặc ủy quyền của Giám thị trại tạm giam và chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
♣ Giám thị trại tạm giam, Phó giám thị trại tạm giam, người thi hành tạm giam phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình trong việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giam; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>Xem thêm: Người nào được thăm gặp người bị tạm giam?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tranh tụng hình sự của chúng tôi.