Harvard university là cái tên nổi tiếng trong giới học thuật. Bởi lịch sử lâu đời, chất lượng giáo dục thuộc “hàng khủng” và vô vàn giải thưởng cao quý. Vậy Đại học Harvard ở đâu? Có điều gì thú vị bên trong ngôi trường danh giá này? Ivycation Edu sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé.
1/ Trường đại học Harvard ở đâu?
Đại học Harvard – Harvard Crimson là viện đại học nằm ở thành phố Cambridge, thuộc bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Đây là tiểu bang đông dân nhất khu vực New England – nơi có nền kinh tế và văn hóa nhập cư đa dạng.
Cambridge Massachusetts nổi tiếng với khí hậu lục địa Đại Tây Dương. Cụ thể mùa hè nóng ẩm, đông lạnh buốt và có tuyết rơi nhiều. Bởi vậy không chỉ đơn thuần là một ngôi trường đại học. Harvard university còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của tiểu bang này.
Ít ai biết rằng, Harvard university là một trường đại học tư. Nằm trong nhóm Ivy League – Liên đoàn các viện tư thục chất lượng cao tại Mỹ. Đây là nhóm các trường tự chủ tài chính 100%, sử dụng quỹ kinh tế riêng và cực kỳ khắt khe trong việc tuyển sinh.
✅✅✅ Mời bạn tham khảo thêm:
Trường đại học Harvard có những ngành nào? Đã đạt được những thành tích gì?
2/ Lịch sử hình thành & phát triển
Trong một cuộc tọa đàm về giáo dục năm 2003, tổng thống Mỹ George Bush đã bày tỏ niềm tự hào của mình về Harvard khi phát biểu: “Harvard chính là lịch sử của giáo dục Hoa Kỳ”. Bề dày lịch sử ấy được minh chứng qua 4 “dấu mốc” sau:
2.1/ Năm 1636 – 1868
Harvard university – tiền thân là New College được thành lập bởi cơ quan lập pháp thuộc địa vịnh Massachusetts Hoa Kỳ. Không lâu sau đó, New College được đổi tên thành Harvard College như một lời tri ân tới John Harvard – nhà tư bản giàu có đã hiến tặng tài sản cho trường.
Trong những năm đầu tiên, Harvard College là nơi đào tạo ra các mục sư Kháng Cách của Tự trị giáo đoàn. Các môn học chủ yếu là thần số, triết học, lịch sử và văn chương. Những người học ở Harvard sẽ trở thành mục sư cấp cao tại các nhà thờ. Họ mang nhiệm vụ truyền giáo và chống lại cải cách mới của giáo hội Anh.
2.2/ Năm 1869 – 1909
Chiến thắng của các dân tộc thuộc địa đã tạo ra những bước ngoặt nhất định với Harvard College. Không dừng lại ở các môn truyền giáo, Harvard có thêm các môn liên quan tới kinh tế, thương mại, luật học và nhân quyền. Đối tượng học tập cũng được mở rộng khi trường được nơi tụ hội của giới tinh hoa khắp vùng Cambridge.
Trong năm 1900, Charles W. Eliot (bấy giờ là hiệu trưởng đương nhiệm) đã liên kết Harvard với các trường tư thục khác thành Hiệp hội viện Đại học Bắc Mỹ. Mục tiêu chung của hiệp hội này là đào tạo nhân lực chất lượng cao. Phổ biến giáo dục quý tộc và tìm ra các nhà lãnh đạo trong bang.
2.3/ Năm 1910 – 1976
Từ năm 1910 – 1976, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi thế chiến thứ 2 nhưng Harvard College vẫn là ngôi trường uy tín và giàu có bậc nhất Đông Bắc Hoa Kỳ.
Dưới sự lãnh đạo của James Bryant, viện đại học Harvard tiến hành cải cách diện rộng khi thay đổi chương trình học, nâng cao cơ sở vật chất, mở rộng đối tượng tuyển sinh, đầu tư cho nghiên cứu và bồi dưỡng nhân tài.
Lúc này, sinh viên châu Mỹ La tinh, châu Âu và một vài nước châu Á được phép gửi đơn ứng tuyển nếu có nguyện vọng nhập học. Tuy nhiên, quá trình xét tuyển diễn ra vô cùng khắt khe.
2.4/ Năm 1977 đến nay
Vào năm 1977, Harvard university tiến hành sáp nhập với trường Đại học Radcliffe. Chính thức trở thành viện đại học dành cho cả nữ và nam.
Từ năm 1978 – 2000, trường tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo. Hoàn thiện hệ thống vật tư nhằm phục vụ các đề án nghiên cứu do Chính phủ đề ra.
Hiện nay, đại học Harvard gồm 11 đơn vị học thuật, 10 phân khoa đại học và 1 viện nghiên cứu cao cấp. Hiệu trưởng đương nhiệm của Harvard là Lawrence Bacow – một nhà luật học và kinh tế học nổi tiếng. Ông nhậm chức vào ngày 1/07/2018, kế nhiệm nữ chủ tịch nổi tiếng Drew Gilpin Faust.
3/ Tham quan đại học Harvard
Không chỉ là ngôi trường top đầu về giáo dục, Harvard university còn khiến bạn xiêu lòng bởi khung cảnh đẹp như mơ. Cùng Ivycation Edu “dạo” một vòng Harvard và khám phá những điều sau.
3.1/ Kiến trúc của trường
Đại học Harvard có khuôn viên rộng khoảng 209 mẫu Anh (khoảng 85ha Việt Nam) với trung tâm là Harvard Yard – quảng trường cực lớn cách Boston khoảng 3 dặm. Tại đây tập hợp các tòa nhà hành chính, thư viện, phân khu giảng dạy và nhà thờ Memorial.
Rời xa Harvard Yard về phía Nam là 12 khu nội trú dành cho sinh viên và nghiên cứu sinh. Các trường đại học trực thuộc như Y khoa Harvard, Nha khoa Harvard, Luật học. Lần lượt phân bố ở các phía Tây và Nam tạo thành một quần thể tiện nghi và rộng lớn.
Đặc biệt, đại học Harvard còn có Trung tâm lưu trữ và Viện nghiên cứu riêng biệt. Trường cũng có khu phức hợp thể thao Malkin, khu nghệ thuật, nhà hát kịch và nhiều khu vui chơi giải trí khác nhằm phục vụ sinh viên và cán bộ giáo viên.
Về kiến trúc, Harvard university lấy cảm hứng từ phong cách Bắc Âu kết hợp với kiến trúc Phục Hưng Georgian. Trường tiến hành tu sửa 3 lần và ngày càng thu hút nhiều du khách tham quan nhờ vẻ đẹp cổ điển và thanh lịch.
Một số địa điểm “không thể bỏ lỡ” khi dừng chân tại Harvard có thể kể đến như: Thư viện Widener, tòa nhà Server Hall, bảo tàng khảo cổ PeaBody, sông Charles. Bầu không khí cố kính đậm chất học thuật sẽ khiến bạn xiêu lòng ngay tức khắc.
3.2/ Môi trường học tập mơ ước của mọi sinh viên
Được mệnh danh là “thánh địa” học thuật, Harvard university chính là giấc mộng của hàng triệu sinh viên toàn cầu. Từ năm 2016 – 2022, tổng số sinh viên Harvard dao động từ 19.000 – 21.000, gồm các hệ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu bậc cao.
Quan trọng hơn, tỷ lệ chấp nhận hồ sơ của trường chỉ đạt mức 3.8 – 5.8% – một con số siêu nhỏ. Nói cách khác, Harvard là nơi tụ hội của giới tinh hoa, là nơi giúp bạn đi tới đỉnh cao tri thức bởi các yếu tố sau:
- Bề dày lịch sử lâu đời và nền móng học thuật vững chắc
- Quy tụ các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong mọi lĩnh vực trên thế giới
- Môi trường học thuật cao cấp, cơ sở vật chất tân tiến bậc nhất
- Cơ hội phát triển toàn diện con người, gia nhập đội ngũ nhân lực chất lượng cao tại các quốc gia
Gần 400 năm hình thành và phát triển, Harvard university vẫn là đỉnh Olympia của giới học thuật, là nơi khai phá – bồi dưỡng – hoàn thiện vô số nhân tài. Hơn hết, Harvard vẫn giữ cho mình sứ mệnh cao cả – là “mạch nguồn” tri thức tinh túy trong thời đại mới.
Nếu bạn hỏi đại học Harvard ở đâu? Chắc hẳn sẽ có đáp án khẳng định – Harvard nằm ở sự ngưỡng vọng cao nhất ở mỗi con người.