Câu hỏi: Tuyến dịch vị có nhiều ở đâu?
A. Màng bọc
B. Lớp dưới niêm mạc
C. Lớp cơ
D. Lớp niêm mạc
Đáp án đúng D.
Tuyến dịch vị có nhiều ở lớp niêm mạc.
Lý giải việc chọn đáp án D là do:
– Đặc tính của dịch vị dạ dày
Mùi hăng: khi dịch vị dạ dày bình thường, không có vấn đề sức khỏe. Nếu dịch vị có mùi hôi và chua hoặc mùi nồng nặc, rất có thể đường tiêu hóa đang gặp phải các vấn đề như hẹp môn vị, tắc ruột non…
Thể tích dịch vị dạ dày: một ngày, các tuyến sẽ tiết ra từ 1 -2.5 lít dịch vị. Khi nhịn đói. các tuyến sẽ tiết ra khoảng 50ml mỗi giờ.
Độ nhớt: ngoài tiết ra các loại enzym và các chất cần thiết thì các tuyến còn tiết ra dịch nhầy. Vì vậy mà dịch vị dạ dày có độ sánh, nhớt nhất định.
– Thành dạ dày là nơi có nhiều loại tuyến với chức năng khác nhau. Trong đó, dịch vị được tiết ra bởi các tuyến nằm ở vùng niêm mạc ở thận và đáy dạ dày. Hai nhóm tuyến chính có nhiệm vụ bài tiết dịch vị dạ dày
Tuyến vùng tâm vị và môn vị: bài tiết chất nhầy, tạo môi trường
Tuyến vùng thận: loại tuyến này có bốn loại tế bào chính, đảm nhận chức năng bài tiết ra các loại enzym quan trọng trong quá trình tiêu hóa và phân giải các chất. Chính vì vậy, tuyến tiết dịch vị ở vùng thận là tuyến tiêu hóa chính của dạ dày.
Bốn loại tế bào của tuyến bài tiết dịch vị ở vùng thận bao gồm:
– Loại 1: nhóm các tế bào chính sẽ tiết ra pepsinogen – đây là một dạng tiền enzym (enzym chưa hoạt động) và enzym lipase dạ dày.
– Loại 2: nhóm các tế bào viền bài tiết axit HCl. Acid này sẽ chuyển hóa pepsinogen, thành enzym pepsin có thể hoạt động được, tham gia vào quá trình tiêu hóa phân giải protein có trong thịt, cá, trứng, sữa thành các chuỗi po-li-pep-tit đơn giản, dễ hấp thụ hơn..
– Loại 3: nhóm các tế bào cổ tuyến có nhiệm vụ tiết ra chất nhầy bao phủ bề mặt bên trong dạ dày và đóng vai trò là lớp bảo vệ các tế bào niêm mạc dạ dày để không chịu sự tác động trực tiếp, tránh bị ăn mòn từ tác động của axit HCl A.
– Lọai 4: nhóm các tế bào nội tiết làm nhiệm vụ tiết ra hormone gastrin. Loại hormone này sẽ tác động kích thích hoạt động của tuyến vị.