Tuyến tùng là gì?
Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở hệ thần kinh. Nó tạo ra melatonin dẫn xuất từ melatonin, một hormon tác động lên nhịp thức, ngủ và các chức năng theo mùa. Tuyến tùng có hình dạng giống như một quả tùng nhỏ nằm gần trung tâm của não, giữa hai bán cầu chui trong rãnh chỗ gặp nhau của hai đồi não.
Tuyến tùng chứa chủ yếu là pinealocytes, là những tế bào sản xuất hormon melatonin và các tế bào thần kinh đệm-một loại tế bào não đặc biệt hỗ trợ tế bào thần kinh (các tế bào truyền thông tin đến các tế bào khác).
Hiểu về nhịp sinh học
Tuyến tùng là chìa khóa cho đồng hồ bên trong cơ thể giúp điều chỉnh nhịp sinh học bao gồm các tín hiệu cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thức dậy và thấy tỉnh táo ở các thời điểm khác nhau trong ngày.
Tuyến tùng tiết ra melatonin là một loại hormone giúp điều chỉnh nhịp sinh học. Melatonin được sản xuất theo lượng ánh sáng mà cơ thể tiếp xúc. Tuyến tùng giải phóng một lượng melatonin lớn hơn khi trời tối khiến cơ thể có cảm giác buồn ngủ. Nhiều thực phẩm bổ sung cung cấp melatonin như một chất hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ phức tạp giữa melatonin và giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc phẫu thuật loại bỏ tuyến tùng không ảnh hưởng đến hoạt động của chuột khi tiếp cận với ánh sáng và bóng tối. Vì vậy chức năng của tuyến tùng có thể phức tạp hơn so với những hiểu biết hiện tại và vai trò của nó có thể khác nhau giữa các động vật khác nhau.
Các chức năng khác của tuyến tùng
Tuyến tùng có liên quan đến một loạt các chức năng hoạt động khác của cơ thể bao gồm:
Chuyển hóa xương
Nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong chức năng của tuyến tùng có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa xương, đồng thời phụ nữ sau mãn kinh dễ bị loãng xương hơn đáng kể so với các nhóm khác.
Chức năng tuyến tùng có xu hướng suy giảm theo tuổi tác. Nghiên cứu kết luận rằng việc bổ sung melatonin đường uống giúp tăng khối lượng xương có thể được sử dụng trong tương lai để bảo vệ chống loãng xương sau mãn kinh.
Sức khỏe tinh thần
Giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một số rối loạn sức khỏe tâm thần cũng có thể làm cho khó ngủ hơn. Một trạng thái tinh thần được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với ánh sáng. Ví dụ, rối loạn cảm xúc theo mùa là một dạng trầm cảm ảnh hưởng đến tâm trạng của một người và có xu hướng xảy ra khi mức độ ánh sáng thấp. Điều này có thể là do những thay đổi trong bài tiết melatonin. Tuy nhiên, một đánh giá năm 2017 không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy melatonin có bất kỳ ảnh hưởng nào đến rối loạn tâm trạng.
Chi phối chức năng tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến ở vùng dưới đồi có chức năng điều tiết nội tiết tố, bao gồm cả sự tăng trưởng và chức năng tuyến giáp. Nghiên cứu đã cho thấy rằng tuyến tùng có thể thay đổi hoạt động của tuyến yên.
Melatonin có thể ngăn chặn tuyến yên tiết ra các hormone đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của buồng trứng và tinh hoàn và điều chỉnh các chức năng như chu kỳ kinh nguyệt.
Chuyển hóa thuốc
Một số loại thuốc bao gồm cả thuốc kích thích thần kinh và thuốc điều trị có thể làm thay đổi chức năng của tuyến tùng và thay đổi hoạt động sản xuất melatonin.
Một nghiên cứu đã kết luận rằng tuyến tùng đóng một vai trò quan trọng ở người nghiện cocaine và các chất kích thích thần kinh khác.
Sự lão hóa
Khi cơ thể lão hóa, tuyến tùng có xu hướng tiết ra ít melatonin hơn. Mặc dù melatonin không phải là nguyên nhân duy nhất cho những thay đổi liên quan đến tuổi tác, nhưng mức độ melatonin giảm có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động sinh hoạt và trao đổi chất của cơ thể. Melatonin có thể là tác nhân của việc người lớn tuổi ngủ ít hơn và có thể khó ngủ hơn.
Ý thức định hướng
Một nghiên cứu về những người bị suy yếu chức năng tuyến tùng cho thấy tổn thương của tuyến này có liên quan tới nhận thức, định hướng không gian và thời gian của người đó.
Rối loạn chức năng tuyến tùng
Tuyến tùng có thể tích tụ canxi dẫn đến việc vôi hóa tuyến tùng. Điều này hoàn toàn là bình thường ở những người khỏe mạnh, nhưng vôi hóa quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tùng
(Hình ảnh vôi hóa tuyến tùng trên phim CT scans)
Tuyến tùng có liên quan chặt chẽ với vùng dưới đồi. Vì vậy khi có các vấn đề với vùng dưới đồi bao gồm ung thư, tăng trưởng về kích thước hoặc các vấn đề về nội tiết tố có thể gây ra rối loạn chức năng tuyến tùng. Khối u tuyến tùng rất hiếm nhưng cũng có thể làm thay đổi chức năng tuyến.
Triệu chứng nổi bật nhất của rối loạn chức năng tuyến tùng là sự thay đổi nhịp sinh học khiến người mắc phải rơi vào trạng thái ngủ quá nhiều hoặc quá ít, cảm thấy năng động và bồn chồn vào giữa đêm hoặc cảm thấy buồn ngủ vào những thời điểm khác trong ngày.
Các triệu chứng khác của bất thường với tuyến tùng bao gồm:
- Nhức đầu, buồn nôn, nôn hoặc run.
- Khó khăn về ý thức định hướng.
- Thay đổi khả năng sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt hoặc rụng trứng.
- Loãng xương bệnh lý.
- Vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là các triệu chứng theo mùa.
Tổng kết
- Tuyến tùng đóng vai trò cực kì quan trọng với các hoạt động sống của con người thường ngày như:
- Giúp duy trì một lịch trình nhất quán từ ngày này sang ngày khác.
- Giúp cơ thể có thói quen thời gian của việc ngủ và thức dậy.
- Giúp cơ thể có những đáp ứng với thay đổi về mức độ ánh sáng đúng cách.
Xem thêm: Phẫu thuật tuyến yên và những rủi ro cần biết
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp