Trên cuộc đời, mỗi con người lại nắm giữ trong mình một vai trò nhất định. Tuy nhiên đặt vào các mối quan hệ, các tình huống khác nhau thì vai trò của từng người đó lại có sự thay đổi. Người ta cứ nhắc đến mãi từ vai trò, nhưng Vai trò là gì? Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải thích được rõ hơn khái niệm của vai trò, đi kèm với đó là các ví dụ minh họa, và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò để Quý bạn đọc hiểu hơn về từ khóa này.
Vai trò là gì?
Vai trò theo từ điển tiếng Việt nó có nghĩa là tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, phát triển chung của một tập thể, một tổ chức. Vai trò được hiểu đơn giản là một phân vai được đóng vai bởi một người nào đó trong một hoàn cảnh cụ thể. Và mỗi cá nhân trên toàn thế giới này đóng vai trò khác nhau trong cuộc sống của họ.
Ví dụ:
– Trong gia đình, bạn có thể giữ vai trò là một người ông, người bà, người cha, người mẹ hoặc cũng có thể là người con.
– Trong mối quan hệ với bạn bè, bạn đóng vai trò là một người bạn thân thiết hoặc một người bạn xã giao.
– Trong công việc, bạn lại đóng vai trò là mọt người sếp gương mẫu hoặc một người nhân viên nghiêm túc.
Mỗi vai trò khác nhau lại đảm nhiệm một trách nhiệm, nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
Ví dụ:
– Với vai trò của một người mẹ hay một người cha, bạn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái. Nhưng nếu đứng trên vai trò là một người con, bạn lại phải có trách nhiệm hiếu thảo, tôn trọng cha mẹ.
– Nếu bạn là một người bạn thân thiết của người khác, bạn phải biết chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn với chính bạn của bạn.
– Nếu bạn thực hiện với vai trò là một nhân viên, bạn có trách nhiệm phải làm việc nghiêm túc, hết mình để mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận lớn cho công ty. Nhưng nếu với vai trò của một người Sếp, bạn phải định ra được hướng đi, bạn phải quản lý được công ty một cách tốt nhất.
Mặt khác, vai trò cũng có thể đề cập đến vị trí chuyên nghiệp của một người hoặc bộ phận được chơi bởi một người trong môi trường chuyên nghiệp. Ví dụ: Vai trò của giáo viên có thể bao gồm kỷ luật, người hòa giải học tập, người tổ chức các bài học, tâm sự với học sinh, … Các chức năng và nhiệm vụ của nghề nghiệp cũng được liên kết với từ “vai trò” cụ thể này, nghĩa là làm gì trong khả năng chuyên nghiệp của mình ở vị trí đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò
– Ảnh hưởng bới các yếu tố gia đình và xã hội: Gia đình là một nguồn nguyên do làm ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của chúng ta. Nó có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Sự sắp xếp của cha mẹ hoặc dòng đời của xã hội thường hình thành nên các cá nhân vào một vai trò nhất định, và vai trò của họ sẽ được xây dựng dựa trên các tình huống mà họ lựa chọn để trải nghiệm.
Ví dụ: Vì niềm đam mê mà mong muốn của chính bản thân mình mà bố mẹ sẽ đăng ký các khóa đào tạo về giọng hát cho con. Từ đó rất dễ hình thành nên một hệ tư tưởng làm đứa con thay đổi, và rất có thể, sau này, đứa con sẽ mang trong mình vai trò của một người ca sĩ chuyên nghiệp.
Như vậy, có thể thấy, gia đình (cụ thể là bố mẹ) và xã hội chính là một nguồn tác động từ bên ngoài, tác động vào chính tâm lý và vai trò của một đứa trẻ sau này.
– Ảnh hưởng từ di truyền (hay nói cách khác là ảnh hưởng từ ngay chính bên trong bản thân của mỗi người): Mọi người thường chấp nhận vai trò đến với họ một cách tự nhiên. Những người có khả năng ca hát họ thường chấp nhận vai trò của một ca sĩ và họ làm mọi cách để có thể thực hiện được vai trò đó. Hay những người có thiên tài suy luận và kiến thức thường xử lý các vai trò dành cho giáo dục và nhà khoa học. Các cuộc thảo luận này không có nghĩa là mọi người chỉ phải chọn một con đường; mỗi cá nhân có thể trải nghiệm sự xuất hiện trở lại trong nhiều vai trò.
Ảnh hưởng của văn hóa: Các nền văn hóa khác nhau đặt đạo đức khác nhau vào các vai trò nhất định được thiết lập dựa trên lối sống của họ. Ví dụ, các cầu thủ bóng đá được coi là cao hơn ở các nước châu Âu nơi bóng đá rất phổ biến so với ở Hoa Kỳ, nơi bóng đá ít phổ biến hơn.
Ảnh hưởng của tình huống: Vai trò có thể được chuyển đổi hoặc tạo ra dựa trên tình huống mà một người được đưa ra ngoài tầm ảnh hưởng của họ. Như đã nói ở phần trước, mỗi con người có một chức năng nhất định, nhưng khi đã đặt họ vào một mối quan hệ hay một tình huống khác, bắt buộc họ phải giữ một vai trò khác nhau.
Có thể ví dụ như sau: Một giáo viên đóng vai trò là người hòa giải bài tập, người tổ chức các bài tập, nhưng khi trong lớp có một tình huống phát sinh ngoài dự đoán của giáo viên: học sinh đánh nhau. Thì giáo viên lại là người đóng vai trò hòa giải cho hai học sinh đó và thậm chí còn đóng thêm vai trò là người tâm sự, dẫn dắt học sinh.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến Vai trò là gì?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn.