Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận
Hướng dẫn soạn bài
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu văn bản chính luận (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 96)
a. Tuyên ngôn.
+ Thể loại: Tuyên ngôn
+ Mục đích: Tuyên bố, khẳng định với thế giới và các thế lực thù địch về chủ quyền, độc lập của dân tộc.
+ Thái độ, quan điểm: Người viết đứng trên nguyện vọng của dân tộc để viết nên bản tuyên ngôn lịch sử.
b. Bình luận thời sự
+ Thể loại: Bình luận thời sự
+ Mục đích: Tổng kết lại cao trào kháng Nhật cứu nước
+ Thái độ, quan điểm : Đứng trên lập trường của dân tộc để tổng kết với quan điểm khách quan và trung thực
c. Xã luận
-Thể loại: Xã luận- bàn luận về vấn đề quan trọng của xã hội
-Mục đích: Phân tích thành tựu và khẳng định vị thế của Việt Nma và triển vọng đất nước
-Thái độ, quan điểm: Niềm vui,, sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng cả dân tộc nhân dịp đầu năm mới.
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 98)
II.Luyện tập
Bài 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 99)
– Phân biệt chính luận và nghị luận:
* Nghị luận:
+ Là một phương thức biểu đạt; một kiểu làm văn trong nhà trường (nghị luận văn học, nghị luận xã hội).
+ Có thể sử dụng ở tất cả các lĩnh vực khi cần trình bày.
*Chính luận:
+ Là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phong cách ngôn ngữ khác.
+ Chỉ trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.
Bài 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 99)
– Đây là đọan bình về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay vì:
+ Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao về lòng yêu nước nhân dân ta.
+ Dùng nhiều từ ngữ chính trị: xâm lăng, lũ bán nước, lũ cướp nước,…
+ Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ ba).
+ Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm nhờ :
Lập luận chặt chẽ, hình ảnh so sánh cụ thể (tinh thần yêu nước-“làn sóng mạnh mẽ”).
Dùng nhiều từ ngữ chính trị (Tổ quốc, xâm lăng,…
Câu văn mạch lạc, chặt chẽ.
Bài 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 99)
– Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu?
+ Tập trung trong đoạn: “Chúng ta.. đứng lên”⇒ sử dụng lớp từ chính trị: hoà bình, cướp nước, hi sinh, mất nước, nô lệ.. Một bên kẻ thù lấn tới, một bên là quyết tâm của dân tộc ta ⇒ chúng ta phải chiến đấu.
– Chúng ta chiến đầu bằng vũ khí gì?
+ Tập trung trong đoạn: “Bất kì đàn ông… giữ gìn đất nước” ⇒ Các từ ngữ: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định chúng ta đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay
– Niềm tin chiến thắng như thế nào?
+ Tập trung trong đoạn: “Dù phải gian lao kháng chiến… muôn năm” ⇒ những từ ngữ như “nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất” đã khẳng định niềm tin của dân tộc